September 22, 2016 | 08:16 GMT+7

Quỹ đầu tư mạo hiểm “đánh du kích” tại Việt Nam

Thủy Diệu

Khởi nghiệp là cuộc chơi của những người dũng cảm và tiên phong

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Hội thảo quốc tế Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sáng ngày 21/9 với sự tham gia của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo nhiều bộ ngành.</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Hội thảo quốc tế Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sáng ngày 21/9 với sự tham gia của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo nhiều bộ ngành.</span>
Hiện có khoảng hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhưng mới chỉ dưới dạng văn phòng đại diện chứ chưa có sự hiện diện chắc chắn, chưa thành lập quỹ tại Việt Nam. 

Và, hầu hết các quỹ đang hoạt động theo cách “đánh du kích”.

Thông tin được nhiều diễn giả đưa ra tại hội thảo quốc tế Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sáng ngày 21/9 kéo dài tới tận đầu giờ chiều. 

Tại đây, một vấn đề có tính chất then chốt, sống còn cho khởi nghiệp tại Việt Nam, được gợi mở và thảo luận, là làm sao giữ được các quỹ đầu tư mạo hiểm ở lại, làm sao thu hút, tạo ra nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm của cả trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Chưa thấy an toàn

Trong bài tham luận của mình, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh, lý do các quỹ đầu tư nước ngoài không thành lập quỹ tại Việt Nam mà chỉ có văn phòng đại diện vì họ chưa thấy được sự an toàn và cơ hội bền vững trong vấn đề khởi nghiệp tại Việt Nam.

Theo ông Quất, mặc dù nhận thức về cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam đã tăng, từ 36,8% trong năm 2013 lên 39,4% năm 2014 nhưng còn thấp so với mức bình quân 55,6% của các nước đang ở giai đoạn phát triển tương tự như nước ta. Tuy nhiên, đáng nói hơn, văn hóa chấp nhận thất bại, rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa cao nhưng lại có xu hướng gia tăng. Chính điều này cũng khiến các quỹ đầu tư ngại ngần rót vốn, vì sợ các start-up không làm đến cùng và có thể bỏ cuộc bất cứ lúc nào.

“Khởi nghiệp ở ta cơ bản mới chỉ nhìn thấy trái ngọt mà chưa nhìn thấy trái đắng. Trong khi đó, kinh nghiệm của khởi nghiệp là thất bại rất cay đắng”, ông nói.

Ông Võ Trần Đình Hiếu, Giám đốc Nghiệp vụ mảng Đầu tư công ty Tư nhân, quỹ Dragon Capital Group, cho rằng, đầu tư khởi nghiệp có rất nhiều rủi ro và yếu tố mạo hiểm. Ông lấy ví dụ cách đây một năm, tức khoảng sau 20 năm đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Glass Egg Digital Media tại Việt Nam, Dragon Capital Group mới rút lại được phần lớn số vốn gốc và không có lợi nhuận từ khoản đầu tư này. Hay, “thương vụ” đầu tư vào Công ty Giấy Vĩnh Tiến cũng khiến Dragon Capital Group đã mất phần lớn vốn đầu tư. 

Sau đó, Dragon Capital Group phải chuyển hướng sang các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, các doanh nghiệp tư nhân lớn mới có thể tồn tại đến thời điểm hiện tại. 

Dù vậy, từ các thống kê, ông Đình Hiếu cho biết, Việt Nam đang mất dần thị phần đầu tư mạo hiểm sang các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia… vì một phần chưa có cơ chế chính sách khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào Việt Nam, phần vì nhà đầu tư tạo vốn mồi (có thể là của Nhà nước) để làm cơ sở bước đầu để “hút” các nhà đầu tư cũng chưa có.

Chính những nhìn nhận rủi ro như vậy nên các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có sự hiện diện chắc chắn, chưa thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam, các quỹ đầu tư mới chỉ hoạt động theo kiểu “đánh du kích”, ông Hiếu nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Giám đốc Công ty PeaceSoft còn cho rằng, các chính sách liên tục thay đổi đã tạo ra nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, ví dụ như “câu chuyện Điều 292” vừa rồi, dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng một số nhà đầu tư trước đó lo ngại rủi ro có thể mang tới nên đã bàn tính rút khỏi thị trường Việt Nam.

Tạo điều kiện để khởi nghiệp phát triển

Mặc dù còn có những khó khăn, nhất là trong vấn đề hình thành và thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm – dòng tiền chủ đạo cho khởi nghiệp – nhưng cơ hội khởi nghiệp hiện tại ở Việt Nam, được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo nhiều bộ ngành tham dự hội thảo trên cho rằng – đang có vô vàn thuận lợi.

Bởi, nếu trước đây, khởi nghiệp được nhắc đến trong phạm vi hẹp như chỉ là câu chuyện giải quyết việc làm cho sinh viên mới ra trường, thì nay, khởi nghiệp đã được hiểu rộng hơn, ở phạm vi quốc gia, ở từng tỉnh thành, tinh thần khởi nghiệp là không ngừng, kể cả các doanh nghiệp lớn cũng luôn phải nghĩ ra ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Ngoài ra, môi trường đầu tư đã thuận lợi hơn so với cách đây 5-7 năm, bên cạnh đó, xu hướng các quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam cũng như doanh nghiệp start-up thành lập mới đang tăng lên.

Ông cho rằng, khởi nghiệp là cuộc chơi của những người dũng cảm và tiên phong, nên, điều mong muốn là các start-up trong nước cần mạnh dạn hơn, đổi mới sáng tạo hơn nữa và trong cuộc chơi đó cần chấp nhận rủi ro, cùng chia sẻ và hợp tác để vượt qua các thách thức.

Ông cũng cho biết, Chính phủ cam kết sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng start-up, trong đó, sẽ chỉ đạo các bộ ban ngành tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách để hỗ trợ start-up tiếp cận nguồn tín dụng, tạo môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đăng ký và rút lui, kể cả tại nước ngoài; đồng thời sẽ xây dựng các chính sách, tạo điều mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các quỹ mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần vào Việt Nam hoạt động.

Liên quan đến vấn đề tạo môi trường thuận lợi nhất để star-up thành lập và rút lui, các chính sách để thu hút quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, hiện Bộ đang xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký thành lập thuận lợi nhất, đơn giản nhất. Vì thế, việc đăng ký cũng như rút lui khỏi thị trường cho doanh nghiệp nói chung và star-up nói riêng sẽ rất thuận lợi.

Còn cơ chế chính sách để thu hút đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, thì một trong những cái thiếu nhất trong hệ sinh thái khởi nghiệp đứng về phía góc độ pháp luật hiện nay, theo ông Đông là sự công nhận hiện diện của pháp luật đối với đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm. Trong khi, hai dòng vốn này quan trọng nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, và nếu không có hai dòng vốn này thì sẽ không có khởi nghiệp. 

Vì thế, chính sách tới đây là sẽ yêu cầu đưa vào luật doanh nghiệp nhỏ và vừa, và chỉ là để thừa nhận, công nhận cho người ta (các quỹ đầu tư trên) tồn tại, còn cách quản lý là tối thiểu nhất, ít nhất và họ tự quản với nhau. 

“Nhà nước chỉ yêu cầu họ chứng minh rằng dòng tiền của họ chảy đúng vào start-up và theo đó các đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần là được pháp luật công nhận”, ông Đông cho biết.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate