Theo đó, Sacombank đã bán hết hơn 242.000 cổ phiếu MRF, chiếm 6,59% vốn điều lệ tại Merufa thông qua phương thức thỏa thuận, qua đó Sacombank không còn là cổ đông lớn của MRF.
Theo dữ liệu trên HNX, giao dịch được thực hiện vào ngày 1/6 qua phương thức thỏa thuận với mức giá 47.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 10,3 tỷ đồng.
Tiền thân của Merufa là Xí nghiệp Cao su Y tế, thuộc Bộ Y tế Việt Nam (Merufa) được xây dựng với sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc vào năm 1987 với nhiệm vụ là sản xuất bao cao su và các sản phẩm cao su y tế khác.
Được biết, 3.675.404 cổ phiếu của Merufa lên sàn UpCom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 18.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 12/12/2017. Như vậy, Merufa được định giá gần 68,4 tỷ đồng.
Như vậy, sau khi Sacombank thoái vốn tại MRF, cơ cấu cổ đông lớn của công ty còn lại gồm: Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed) với tỷ lệ sở hữu 16,16% vốn điều lệ; bà Trần Nguyễn Thanh Mai, vợ Chủ tịch HĐQT Merufa Vũ Văn Minh nắm giữ 11,31%; Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải nắm giữ 11,31% tại MRF.
Năm 2021, ĐHĐCĐ công ty đã thông qua kế hoạch doanh thu đạt 248 tỷ và lợi nhuận sau thuế 17 tỷ đồng, cổ tức là 20% và chi 32 tỷ cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua bán thiết bị.
Đồng thời, MRF dự kiến phát hành 2.570.122 cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 100:7 (100 cổ phiếu quỹ nhận 70 cổ phiếu mới) và và huỷ quyết định thông qua dự án phân xưởng Găng số 2 (PXGA2).
Vốn điều lệ sau khi phát hành tăng lên hơn 62,455 tỷ đồng và đồng thời lên kế hoạch chuyển sàn giao dịch cổ phiếu từ UPCoM sang HNX.
Cổ phiếu MRF đóng cửa phiên giao dịch 7/6 tại mức giá tham chiếu 41.300 đồng/cổ phiếu với 200 cổ phiếu được giao dịch.