Dự án sân bay Phan Thiết vừa được điều chỉnh quy hoạch từ cấp 4C lên cấp 4E, phù hợp với tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng. Mặt khác, tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng để thi công.
MỤC TIÊU KẾT NỐI BÌNH THUẬN - HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, QUẢNG NINH
Ngày 20/10, sân bay Phan Thiết được điều chỉnh từ cấp 4C lên cấp 4E với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỉ đồng, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với sân bay quân sự cấp 1. Mục tiêu nâng cấp sân bay Phan Thiết nhằm khai thác các chặng bay từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh) và ngược lại.
Không chỉ tăng tổng mức đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng của dự án đã được hoàn thành. Cụ thể, Bình Thuận đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng 545,56ha đất để xây dựng sân bay Phan Thiết, gồm mặt bằng sân bay rộng 543ha và đài dẫn đường K2 rộng 2,56ha.
Đại diện đoàn công tác Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết sẽ triển khai thi công đồng loạt các hạng mục, đảm bảo hoàn thành toàn bộ trong năm 2022. Dự kiến, khi hoàn thành, sân bay Phan Thiết sẽ đón từ 6 - 8 triệu lượt du khách mỗi năm.
Theo đại diện UBND Bình Thuận, “Trong tất cả các giai đoạn của dự án, giải phóng mặt bằng được đánh giá là công tác phức tạp, tốn kém và mất thời gian nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, giai đoạn này mất đến 8 năm. Sau khi hoàn thành giai đoạn phức tạp này, dự kiến chỉ mất 1 - 2 năm tới, sân bay Phan Thiết sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng”.
THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN, VÙNG TRŨNG LA GI HƯỞNG LỢI
Sân bay Phan Thiết tăng mức đầu tư, đẩy nhanh tiến độ được xem như một đòn bẩy khổng lồ cho thị trường bất động sản Bình Thuận. Trong đó, Mũi Né và La Gi được hưởng lợi nhiều nhất. Nếu khu vực Mũi Né - Phan Thiết tới thời điểm này khá ổn định do đã trải qua nhiều đợt tăng giá đất trong quá khứ thì La Gi là khu vực còn non trẻ, có nhiều tiềm năng bứt phá nhất trong tương lai. Đây được xem như vùng trũng của bất động sản Bình Thuận, thậm chí là vùng trũng của bất động sản biển so với nhiều tỉnh thành khác.
Theo TS. Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia địa ốc Đại học Ngân Hàng TP. HCM cho biết: “La Gi sở hữu vùng biển tuyệt đẹp. Tuy nhiên, năm 2019, địa phương chỉ đón hơn 1 triệu du khách, trong đó lượng du khách lân cận Bình Thuận chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Vùng đất này đang bị các du khách phía Bắc và quốc tế bỏ quên do hạn chế về cơ sở hạ tầng, mất nhiều thời gian để tiếp cận”.
Nhưng khi sân bay Phan Thiết hoàn thành, du khách từ các tỉnh phía Bắc chỉ mất 2 tiếng bay đến sân bay Phan Thiết, sau đó thêm khoảng 1 giờ để tới La Gi theo cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hay theo tuyến đường biển Mũi Né - La Gi đang được đầu tư.
Ngoài sân bay Phan Thiết, sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động cũng sẽ mang hàng triệu du khách quốc tế và phía Bắc về La Gi theo cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Thời gian di chuyển tối đa 1,5 giờ nhờ lợi thế La Gi nằm tại trung điểm tuyến cao tốc với 2 đầu mút là sân bay Long Thành và Phan Thiết.
Lực đẩy về hạ tầng đã tạo ra cơn sóng, thu hút hàng loạt tập đoàn bất động sản đổ bộ về La Gi. Nhiều thông tin cho biết, sẽ có khoảng 6 “đại gia” địa ốc nhảy vào thị trường này với nhiều dự án lớn, tổng mức đầu tư hàng tỉ USD, điển hình như dự án Lagi New City nằm ở trung tâm thị xã.
Là phức hợp đầu tiên xuất hiện ở La Gi, Lagi New City được kỳ vọng trở thành biểu tượng góp phần thay đổi diện mạo và song hành cùng sự phát triển của thành phố La Gi trong tương lai. Nằm ở trung tâm thị xã La Gi, dự án có quy mô 43,4ha và sở hữu 1,6km mặt biển.
Được phát triển theo những thành phố cảng biển nổi tiếng trên thế giới như Marseille (Pháp), Pattaya (Thái Lan) hay Nha Trang, Đà Nẵng tại Việt Nam, Lagi New City có thiết kế hiện đại kết hợp cùng những dấu ấn đặc sắc bản địa.
Với mật độ xây dựng chỉ 36,6%, Lagi New City dành tới 4,2ha cho cảnh quan, tiện ích nội khu và 4ha cho thương mại, dịch vụ. Phức hợp được quy hoạch thành 3 phân khu Ocean Bay, Pearl Harbor và Sunrise Marina mang những sắc màu đa dạng từ khu thương mại đầy sức sống, đô thị biển sầm uất đến khu nghỉ dưỡng, giải trí sôi động cả ngày lẫn đêm.
Tích hợp nhiều tiện ích nổi bật như: Cung đường Bình Minh, Lagoon Beach Mặt Trời, Quảng trường Harbor, Floating Boat Coffee & Bar,… dự án tự tin góp phần đưa La Gi thành một điểm đến mới không thể bỏ lỡ trên bản đồ du lịch.
Bằng những ưu điểm nổi bật về vị trí, quy hoạch, tiện ích, pháp lý sở hữu lâu dài, Lagi New City có sức hút rất lớn trên thị trường bất động sản biển hiện tại. Đặc biệt, sự hấp dẫn còn gia tăng với chương trình cam kết lợi nhuận từ 10 - 14%/năm. Có thể nói, đây là dự án đất nền sổ đỏ hiếm hoi được áp dụng cam kết này. Do đó, theo quan sát, sự quan tâm của thị trường hướng về Lagi New City khá ấn tượng.
Trước Lagi New City, Tập đoàn 577 cũng đã có kế hoạch khởi công dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư De Lagi quy mô hơn 200ha, tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tập đoàn Becamex đang liên doanh cùng Tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) triển khai khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Dự án có quy mô lên đến 4.984ha với tổng mức đầu tư 2 tỷ USD. Trong đó, đại đô thị gần 3.000ha, khu công nghiệp có diện tích 2.000ha.