Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh (1.896), Bình Dương (1.477), Long An (724), Đồng Nai (390), Sóc Trăng (94), Hà Nội (63), Đà Nẵng (62), Vĩnh Long (57), Đồng Tháp (48), Ninh Thuận (23).
Thừa Thiên Huế (19), Kiên Giang (18), Bình Định (14), Hậu Giang (14), Phú Yên (13), Quảng Ngãi (9), Lào Cai (3), Hà Tĩnh (3), Thanh Hóa (2), Lạng Sơn (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2). Trong đó có 1.274 ca trong cộng đồng.
Như vậy, tính đến sáng ngày 8/8, Việt Nam có 205.656 ca nhiễm trong đó có 2.343 ca nhập cảnh và 203.313 ca mắc trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 201.743 ca, trong đó có 63.863 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Sáng 8/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 234 ca tử vong (3017-3250) tại 13 tỉnh, thành phố.
Theo đó, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 06-07/8: 185 ca; Thành phố Cần Thơ ngày 07/8: 07 ca, tỉnh Bến Tre ngày 07/8: 07 ca; Vĩnh Long ngày 07/8: 07 ca; Đồng Nai ngày 07/8: 05 ca; Khánh Hòa ngày 07/8: 05 ca.
Tỉnh Tây Ninh ngày 07/8: 05 ca; Tiền Giang ngày 07/8: 05 ca; Bình Thuận ngày 07/8: 03 ca; Sóc Trăng ngày 07/8: 02 ca; Bình Dương ngày 07/8: 01 ca; Hậu Giang ngày 07/8: 01 ca; Trà Vinh ngày 07/8: 01 ca.
Trong ngày 7/8 có 356.544 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.896.615 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.008.156 liều, tiêm mũi 2 là 888.459 liều.
Bộ Y tế ban hành Công văn số 6386/BYT-MT ngày 06/8/2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch Covid-19.
Bộ Y tế ban hành Công văn số 6401/BYT-KHTC ngày 07/8/2021 gửi Ủy ban nhân dân, Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành; Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch Covid-19.
Hiệp hội Các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đề nghị Thành phố xây bệnh viện dã chiến ngay tại khu công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ y tế tạo điều kiện cho từng nhà máy, doanh nghiệp chủ động xét nghiệm nhanh theo quy trình giám sát công nhân viên tại chỗ, kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân tại Khu công nghiệp Cát Lái, Cảng Cát Lái...
Tỉnh Tây Ninh đang triển khai mô hình bệnh viện dã chiến trong khu công nghiệp. Trong đó, bệnh viện dã chiến tại Khu công nghiệp Thành Thành Công, Trảng Bàng quy mô 600 giường; Bệnh viện dã chiến khu công nghiệp Phước Đông quy mô 500 giường; Khu chế xuất Linh Trung 3 (Trảng Bàng) dự kiến giao đất hoặc nhà xưởng xây dựng bệnh viện dã chiến trong thời gian tới.