April 01, 2022 | 18:23 GMT+7

SCB chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP

Hải Vân

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, chính thức từ ngày 01/08/2018, góp phần mang đến tiện ích tối đa và gia tăng trải nghiệm cho Khách hàng…

SCB đã chủ động triển khai áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/08/2018 nhằm mang lại tiện ích tối ưu nhất cho khách hàng.
SCB đã chủ động triển khai áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/08/2018 nhằm mang lại tiện ích tối ưu nhất cho khách hàng.

Theo quy định, thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử là từ ngày 1/7/2022. Bộ Tài chính đã phê duyệt lộ trình triển khai hóa đơn điện tử theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, áp dụng với 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ. Giai đoạn 2 triển khai từ tháng 4/2022 với 57 địa phương còn lại.

Với đặc thù ngành ngân hàng phải sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, SCB đã chủ động triển khai áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/8/2018 nhằm mang lại tiện ích tối ưu nhất cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.

Năm 2022, SCB tiếp tục là một trong các ngân hàng tiên phong hoàn thành mục tiêu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 31/3/2022 (nằm trong giai đoạn 1 của lộ trình triển khai hóa đơn điện tử theo chủ trương của Chính phủ).

Năm 2022, SCB tiếp tục là một trong các ngân hàng tiên phong hoàn thành mục tiêu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử.
Năm 2022, SCB tiếp tục là một trong các ngân hàng tiên phong hoàn thành mục tiêu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử.

Giải pháp hóa đơn điện tử do SCB xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng; đồng thời đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định về chuẩn dữ liệu mới nhất được Tổng Cục thuế quy định tại Quyết định 1450/QĐ-TCT. Do đó, hóa đơn điện tử mà SCB mang đến cho Khách hàng sự an tâm và hài lòng vì vừa đảm bảo tính pháp lý vừa an toàn, bảo mật lại đơn giản hóa trong công tác đối chiếu số liệu, lưu trữ hóa đơn, chứng từ, góp phần giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối đa.

Ứng dụng hóa đơn điện tử cũng giúp Ngân hàng giảm thiểu các thao tác thủ công gây mất thời gian cho khách hàng, như: tìm kiếm lại hóa đơn, in hóa đơn ra giấy, trình ký trước khi giao hóa đơn cho khách hàng… Thêm vào đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng góp phần bảo vệ môi trường vì không phải sử dụng đến giấy in, mực in,…

Với những tiện ích trên, ông Trương Khánh Hoàng - Quyền Tổng giám đốc SCB, chia sẻ: “hóa đơn điện tử sẽ nhanh chóng đưa vào sử dụng phổ biến bởi những lợi ích vượt trội mà hóa đơn điện tử mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân và cả các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, để chủ động trong việc quản lý, Khách hàng nên chủ động tìm hiểu về những tiện ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử. Về phía SCB, chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng Khách hàng trong việc cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện ích và mang lại lợi ích cao nhất cho Khách hàng”.

Hiện nay, SCB đã sẵn sàng vận hành chương trình hóa đơn điện tử mới và tài liệu hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử dành cho Khách hàng cũng được đăng tải trên cổng thông tin tra cứu hóa đơn điện tử, giúp Khách hàng có thể tra cứu và tải dữ liệu về hóa đơn điện tử, phục vụ tốt nhất nhu cầu của Khách hàng theo quy định.

Trong cuộc đua phát triển ngân hàng số hiện nay, các ngân hàng đều có thể tiếp cận những công nghệ mới nhất. SCB sớm xác định công nghệ là trụ cột trong chiến lược phát triển, hướng đến các mục tiêu: tối ưu hóa trải nghiệm của Khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động.

Theo đó, SCB đã đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống công nghệ thông tin trong đó hệ thống quản trị dữ liệu luôn được SCB đặt lên hàng đầu để thu thập, xử lý và khai thác dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả nhất qua đó giúp SCB thấu hiểu và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

* Thông tin chi tiết:

Website: https://tracuuhoadon.scb.com.vn 

Tổng đài: 1900 6538.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate