August 09, 2023 | 17:10 GMT+7

Số lượng doanh nghiệp giải thể tại Nghệ An vẫn tăng mạnh

Nguyễn Thuấn -

Trong 7 tháng qua, tỉnh Nghệ An ghi nhận số doanh nghiệp thông báo giải thể tăng, trong khi số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới giảm. Nhưng dù đối diện với bối cảnh khó khăn, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Nghệ An đạt vẫn mức tăng trưởng khá...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số liệu từ cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, 7 tháng đầu năm 2023 (tính đến 20/7/2023), trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1.177 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,45% (-42 doanh nghiệp) so với cùng kỳ năm 2022, với tổng số vốn đăng ký thành lập hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 30,36% (-3.944,2 tỷ đồng). 

Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới là 488 đơn vị, giảm 13,93% (-79 đơn vị). Có 642 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 7,36% (+44 doanh nghiệp). Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoạt động trở lại là 77 đơn vị, tăng 5,48% (+4 đơn vị).

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 1.050 doanh nghiệp, tăng 14,75% (+135 doanh nghiệp); Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động 120 đơn vị, tăng 10,09% (+11) đơn vị).

Số doanh nghiệp đã giải thể là 140 doanh nghiệp, tăng gần 63% (+54 doanh nghiệp); Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã giải thể 189 đơn vị, tăng 89% (+89 đơn vị); Số doanh nghiệp thông báo giải thể là 170 doanh nghiệp, tăng 2,9 lần (+126 doanh nghiệp).

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp 7 tháng đầu năm 2023 bằng 91,56% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng bằng 82,80%; ngành chế biến, chế tạo bằng 91,29%; ngành sản xuất và phân phối điện đạt 95,95%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải bằng 101,79%.  Xét theo loại hình kinh tế, lao động khu vực nhà nước giảm 16,11%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,16% và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,27%.

Mặc dù tại thời điểm này các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nguyên, vật liệu đầu vào khan hiếm, giá cả nguyên liệu tăng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp… nhưng tháng 7/2023, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Nghệ An đạt mức tăng trưởng khá.

Tháng 7 năm 2023, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, nhiều dự án mới được triển khai đi vào hoạt động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh như: Viên nén sinh khối, hạt phụ gia Taical của các Nhà máy Mega, nhựa Á Châu, linh kiện phụ tùng ô tô…

Nhiều doanh nghiệp dự kiến tăng sản lượng sản xuất do có các đơn hàng xuất khẩu, một số sản phẩm sản xuất tăng trưởng so với cùng kỳ như: Tôn lợp ước đạt 110,4 nghìn tấn, gấp 3,2 lần; Ống thép Hoa Sen ước đạt 2,2 nghìn tấn, tăng 82,57%; Vỏ hộp lon bia ước đạt 541 tấn, tăng 68,71%; Sữa chua ước đạt 4,6 nghìn tấn, tăng 21,64%; Bê tông tươi ước đạt 31,5 nghìn m3...Theo Sở Công Thương Nghệ An, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2023 ước tăng 8,69% so với cùng kỳ, tăng 5,03% so với tháng 6/2023.

Trong đó, so với cùng kỳ, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 31,4% (tăng 5,04% so với tháng 6/2023); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,82% (tăng 2,85% so với tháng 6/2023); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 21,24% (tăng 25,68% so với thá

Bên cạnh những thuận lợi, một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn do xuất khẩu giảm, không tìm kiếm được đơn hàng mới, giá nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao, một số nhà máy không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu, thiếu nguyên liệu hoặc về chậm so với kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, không đạt sản lượng, doanh thu theo kế hoạch. Sợi ước đạt 700 tấn, giảm 28,28%; Tai nghe không nối với micro ước đạt 2,9 triệu cái, giảm 27,95%; Vỏ bào, dăm gỗ ước đạt 13,8 nghìn tấn, giảm 23,64%; Bao bì bằng giấy ước đạt 4,2 triệu chiếc, giảm 22,51%....

Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Nghệ An tăng 2,63% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 21,45%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,70%; Công nghiệp khai khoáng tăng 1,85%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 7,01%.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate