Với MobiFone, việc ra “ở riêng” xem ra là lợi nhiều hơn thiệt, chỉ còn lại khó khăn, thách thức là dồn cho “cha” VNPT.
Rất nhiều ý kiến, vấn đề liên quan đến đề án tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), việc “đi hay ở” của của MobiFone hay VinaPhone, rồi việc cổ phần hóa MobiFone và những thách thức, hướng phát triển của nhà mạng này khi rời VNPT… đã được đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam”, do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức, chiều 14/2.
Rất nhiều ý kiến, vấn đề liên quan đến đề án tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), việc “đi hay ở” của của MobiFone hay VinaPhone, rồi việc cổ phần hóa MobiFone và những thách thức, hướng phát triển của nhà mạng này khi rời VNPT… đã được đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam”, do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức, chiều 14/2.
Vì sao tách MobiFone?
TS. Mai Liêm Trực, người từng là Tổng giám đốc VNPT nói, nếu ông ở vị trí
của VNPT, ông cũng không muốn tách vì MobiFone là công sức VNPT gây
dựng, chiếm tới hơn 60 - 70% lợi nhuận toàn tập đoàn. “MobiFone là
đứa con chính, làm ăn hiệu quả nhất, quy trình quản trị tốt nhất… mọi
thứ đều đang rất tốt thì phải tách ra. Chẳng ai muốn tách ra cả”.
Theo
ông, tách MobiFone là thiệt thòi lớn cho VNPT. Tuy nhiên, giờ thì việc đã trở
thành “vạn bất đắc dĩ”, dù theo ông đây là “lỗi” của chính VNPT.
“Nếu
trước đây VNPT làm quyết liệt trong vấn đề cổ phần hóa MobiFone theo
chủ trương và thực hiện xong, thì bây giờ đã không đến nỗi khó
như vậy”, ông Trực nói.
Vị chuyên gia viễn thông kỳ cựu
này cũng cho rằng, VNPT sẽ khó khăn hơn, nhất là một hai năm đầu nếu
MobiFone tách ra, tuy nhiên, VNPT sẽ vẫn chịu đựng
nổi chứ không bị sốc quá lớn về mặt tài chính. Ông Trực tin rằng, những năm
sau VNPT sẽ tốt lên.
Lý do tách MobiFone ra khỏi VNPT để trở thành Tổng công ty Thông tin di động MobiFone, như theo đề án tái cơ cấu VNPT mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình lên Chính phủ phê duyệt, được ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông giải thích, là do MobiFone đang có một thương hiệu khá mạnh, hoạt động độc lập hơn so với VinaPhone trong VNPT, nên khi tách ra sẽ giúp cho chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ nhanh chóng hơn.
Mặt khác, phương án tách MobiFone vẫn đảm bảo cho VNPT có bức tranh tài chính lành mạnh, tiếp tục phát triển trong thời gian tới, còn MobiFone vẫn có nhiều điều kiện phát triển, hình thành một doanh nghiệp năng động hơn, ông Hải nói.
Dưới góc độ cá nhân, Tổng giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng nói, thực ra, từ tháng 5/2012, VNPT đã trình lên Thủ tướng Chính phủ đề án tái cơ cấu tập đoàn, trong đó quan điểm của VNPT là không quản lý cùng lúc hai mạng di động và đề xuất sáp nhập MobiFone và VinaPhone nhưng đã không được chấp thuận.
Sau đó, theo ông Hùng, VNPT đã nghiên cứu rất nhiều phương án, cân nhắc tách VinaPhone hay MobiFone, phân tích các ưu điểm và nhược điểm cả về vấn đề tài chính, kinh tế, sự ảnh hưởng tới khách hàng… Tập đoàn đã thảo luận với Bộ Thông tin và Truyền thông, và cuối cùng đi đến thống nhất tách MobiFone.
Sẽ cổ phần hóa sớm
Theo TS. Mai Liêm Trực, nếu tách MobiFone chỉ để thành tổng công ty nhà nước, thì như thế, thực chất là chỉ tách VNPT ra làm đôi.
Vì thế, tách MobiFone phải là để cổ phần hóa và phải thực hiện ngay, thì mới nên làm, chứ không lại vẫn là chuyện “ông bố cho các con ra ở riêng” và “anh em cùng nhà” cạnh tranh với nhau.
Cục trưởng Phạm Hồng Hải phát biểu, quan điểm của Bộ là tách MobiFone để thực hiện ngay việc cổ phần hóa, chứ MobiFone không trực thuộc bộ, ngành nào. “Việc tách MobiFone và cổ phần hóa là quyết tâm lớn và sẽ triển khai rất sớm”, ông Hải nói.
Đứng về phía doanh nghiệp, ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone, Phó tổng giám đốc VNPT cho rằng, nếu được phê duyệt tách ra sẽ là cơ hội cho MobiFone so với hiện tại về mở rộng quy mô, khả năng phát triển. Và MobiFone hiện không thấy có vấn đề gì cả về mặt tổ chức, tài chính, quản trị… Chưa kể, năm nay nhà mạng này có được lợi nhuận hơn 6.000 tỷ, trong khi thoái vốn chỉ khoảng 1.600 tỷ nên khấu hao trong vốn còn khá nhiều.
Ông Minh cũng bày tỏ, khi đó, MobiFone sẽ trở thành một doanh nghiệp độc lập và kinh doanh đa dịch vụ, không đơn thuần là thông tin di động như trước.