“Cuộc khủng hoảng đã bộc lộ những yếu kém của kinh tế Việt Nam. Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng. Nếu không, càng tăng trưởng có thể Việt Nam sẽ càng nghèo đi. Tái cấu trúc chính là chìa khóa để thoát cái bẫy tăng trưởng thiếu bền vững”.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khi trao đổi với chúng tôi xung quanh chủ đề tái cấu trúc nền kinh tế.
Thời điểm này chính là cơ hội để Việt Nam “chỉnh đốn, cơ cấu” lại nền kinh tế là khuyến cáo của nhiều chuyên gia hiện nay. Là một trong những người được giao trách nhiêm trong việc xây dựng Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế, ông có thể chia sẻ thêm về điều này thế nào?
Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng lượng vốn đầu tư với hiệu quả đầu tư chưa thật sự cao, GDP chủ yếu vẫn từ các ngành khai thác tài nguyên. Trong số 26 sản phẩm, nhóm sản phẩm có đóng góp từ 1% GDP trở lên thì đại bộ phận từ khu vực I (các loại cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dầu thô...).
Các sản phẩm công nghiệp chế tác hầu như không đáng kể; dịch vụ ngân hàng, tài chính, tín dụng có tỷ trọng nhỏ; dịch vụ giáo dục giảm; dịch vụ bảo hiểm hầu như không thay đổi. Trong số 21 sản phẩm, nhóm sản phẩm có đóng góp từ 0,5 đến 1% GDP thì một nửa trong đó là các sản phẩm sơ chế, có dịch vụ khoa học công nghệ nhưng đóng góp vào GDP chỉ ngang bằng dịch vụ... xổ số. Hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp, có xu hướng giảm.
Cùng với đó, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chậm, chưa có các ngành chủ lực mới, trình độ phát triển công nghiệp thấp, công nghệ là rất ít với quy mô còn rất nhỏ. Các loại dịch vụ phát triển kinh doanh có quy mô nhỏ và có xu hướng giảm hoặc không thay đổi.
Khu vực tư nhân chính quy trong nước còn quá nhỏ, hợp tác xã còn lại không đáng kể, khu vực lao động phi chính thức còn lớn với gần 80% lao động cả nước; phân bố lao động mất cân đối khi khu vực nhà nước chiếm hơn 43% GDP, 34% tổng đầu tư và hơn 20% giá trị sản xuất công nghiệp nhưng chỉ có 9% lao động.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có gần 4% lao động và 86% lao động ở ngoài Nhà nước. Đại bộ phận dân cư đang sống và làm việc trong khu vực phi chính thức, sản xuất nhỏ và phân tán.
Bên cạnh đó, ông còn những nhận định gì khác xung quanh bài toán tái cấu trúc nền kinh tế của chúng ta hiện nay?
Một câu hỏi lớn mà tôi còn đang rất trăn trở là thực chất có kinh tế vùng không? Vì thực tế cho thấy kinh tế vùng chỉ có tính chất thống kê. Hiện chỉ có kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Xét về cơ cấu, nước ta có 64 “nền kinh tế”. Đó là 63 nền kinh tế địa phương và một nền kinh tế Trung ương. Đòn bẩy, chính sách kinh tế tương tự nhau, chạy theo cơ cấu kinh tế tương tự nhau với vai trò của các ngành kinh tế tương tự nhau như xi măng lò đứng; đường; thép từ Cao Bằng tới Cà Mau...
Mặt khác, cơ cấu vùng kinh tế hình thành theo cơ chế thị trường, lan tỏa xung quanh Hà Nội và Tp.HCM. Mức độ kinh doanh tập trung ngày càng lớn ở Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh xung quanh. Các nỗ lực phát triển cân bằng giữa các vùng không đạt kết quả như mong muốn. Các địa phương không phát triển kinh tế dựa trên lợi thế của mình mà cạnh tranh nhau theo kiểu cùng đi về...đáy.
Vậy các vấn đề chiến lược cần phải suy nghĩ lúc này là gì, thưa ông?
Rõ ràng, mô hình, cách thức tăng trưởng hiện nay đã tới giới hạn của nó. Chuyển đổi mô hình đã trở thành “mệnh lệnh”. Trọng tâm hay ưu tiên hàng đầu phải là nâng cao được năng suất và hiệu quả, “chất” phải dần dần thay thế “lượng”.
Chú trọng chất lượng khu vực nhà nước là yếu tố quyết định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có chất lượng cao hơn theo hướng lao động rẻ, phổ thông ít hơn, tiêu hao và khai thác tài nguyên ít hơn, yêu cầu đất đai ít hơn...
Khu vực kinh tế tư nhân trong nước phải có bước phát triển đột phá để trở thành một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, phát triển khu vực công ty, giảm mạnh khu vực phi chính thức.
Phát triển phải cân bằng hơn giữa trong nước và ngoài nước, giữa các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ không chạy theo những chỉ tiêu định lượng thiếu căn cứ khoa học, làm cơ cấu kinh tế thêm sai lệch.
Giữa các vùng, khắc phục nguy cơ tiếp tục tập trung quá mức các hoạt động kinh tế và dân cư ở Hà Nội và Tp.HCM, chú ý liên kết phối hợp giữa các vùng, thay vì cạnh tranh, chia cắt và phân tán như hiện nay. Giữa khu vực kinh tế thực và khu vực tài chính, mở rộng và phát triển hệ thống tài chính, nhưng tránh hoặc hạn chế được bong bóng...
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate