April 06, 2012 | 09:46 GMT+7

Tái cơ cấu kinh tế: Đi tìm lời giải cụ thể

Nguyên Vũ

Nhiều vấn đề lớn trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được mổ xẻ, đi cùng với những đề xuất về giải pháp cụ thể

 Tại nhiều hội thảo do Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thời gian qua, việc xác định những nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như những điểm nghẽn về mặt cấu trúc, hiệu quả… đã được phân tích một cách khá kỹ lưỡng và hệ thống.
Tại nhiều hội thảo do Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thời gian qua, việc xác định những nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như những điểm nghẽn về mặt cấu trúc, hiệu quả… đã được phân tích một cách khá kỹ lưỡng và hệ thống.
Không tiếp tục chẩn bệnh, mà sẽ là những tham luận hành động với những đề xuất chính sách và lộ trình thực hiện rõ ràng, đó chính là khác biệt được nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2012 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.

Do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do UNDP tài trợ, sự kiện này sẽ diễn ra tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.

Tại nhiều hội thảo do Ủy ban Kinh tế và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thời gian qua, việc xác định những nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như những điểm nghẽn về mặt cấu trúc, hiệu quả… đã được phân tích một cách khá kỹ lưỡng và hệ thống.

Được tổ chức trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ ba vào tháng 5 tới - kỳ họp mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế, các tham luận tại hội thảo sẽ đề xuất cách thức cũng như lộ trình để thực hiện chủ trương quan trọng này.

Với đặc thù là diễn đàn do cơ quan chủ trì thẩm tra đề án tổ chức, diễn đàn cũng nhắm tới những đề xuất cụ thể về hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế.

Theo đó, diễn đàn sẽ tập trung làm rõ nội dung cụ thể của tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Phân tích, đánh giá lộ trình và các giải pháp đưa ra trong các đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng của Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Xa hơn nữa sẽ là một tầm nhìn dài hạn tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Liệu các đề án này có thể giúp nền kinh tế sớm đổi mới được mô hình tăng trưởng, vượt qua giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng bền vững? Câu trả lời cho câu hỏi này cũng sẽ nằm ở cách tiếp cận đa chiều khác với những hội thảo đã được tổ chức về cùng chủ đề tại diễn đàn của Ủy ban Kinh tế.

Đưa ra những đề xuất đóng góp bổ sung cho đề án của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu chung, đề ra được những giải pháp cụ thể gắn liền với từng lộ trình tái cơ cấu từ nay đến 2015 và hướng đến 2020 cũng là một mục tiêu quan trọng của diễn đàn.

Được chia thành 5 phiên chính với sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, điểm đáng chú ý tại diễn đàn này là sự phản biện ngay chính các vấn đề lớn được thảo luận ở từng phiên. Các tham luận được gửi tới hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều phát hiện quan trọng, luận điểm mới, đề xuất hữu ích cho sự khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã liên tục tổ chức nhiều hội thảo  bán niên và thu hút được sự chú ý của đông đảo chuyên gia trong và ngoài nước. Với tính chất của hai hội thảo là được tổ chức định kỳ ngay trước các kỳ họp mùa xuân và mùa thu của Quốc hội nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho các đại biểu Quốc hội cũng như các nhà hoạch định chính sách thảo luận trong các phiên họp Quốc hội nên từ năm 2012, hai diễn đàn kinh tế thường kỳ này sẽ được mang tên Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân và Diễn đàn Kinh tế Mùa thu.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate