Đồ thị thông tin dưới đây thể hiện phần trăm thay đổi bình quân theo năm của chỉ số S&P 500 trong các nhiệm kỳ tổng thống kể từ tháng 11/1980 (năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Jimmy Carter).
Theo đó, vào năm thứ ba của một nhiệm kỳ tổng thống, thị trường chứng khoán Mỹ thường ghi nhận mức tăng tốt nhất nhờ chi tiêu của chính phủ tăng lên và các tổng thống cũng ban hành nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế trước thềm cuộc bầu cử tiếp theo.
Trong khi đó, năm thứ tư, cũng là năm bầu cử, thường là năm tệ nhất. Nguyên nhân có thể là những bất định về chính trị cũng như kinh tế trước bầu cử khiến tâm lý nhà đầu tư suy yếu.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố quyết định tăng trưởng của thị trường chứng khoán, không liên quan các chính sách của chính phủ. Ví dụ, trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, mức tăng trưởng của S&P 500 có sự chênh lệch lớn so với mức bình quân của các nhiệm kỳ tổng thống trước.
Cụ thể, năm 2021, S&P 500 chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội nhờ lãi suất thấp và các gói kích thích liên quan tới Covid-19, trong khi năm 2022 tăng trưởng kém hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tăng lãi suất mạnh tay để chống lạm phát. Năm 2023 và 2024 đều là hai năm tăng mạnh của S&P 500 nhờ "cơn sốt" cổ phiếu công nghệ xoay quanh trí tuệ nhân tạo.