August 30, 2015 | 08:16 GMT+7

Tập đoàn Ấn Độ trở lại thăm dò dầu khí trên biển Đông

Thu An

ONGC được phía Việt Nam chấp thuận và cũng nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ đối với dự án

Đến nay, ONGC đã đầu tư 50,88 triệu USD vào block 128, và đang nắm 100% cổ phần.
Đến nay, ONGC đã đầu tư 50,88 triệu USD vào block 128, và đang nắm 100% cổ phần.
Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) vừa công bố kế hoạch mở lại các hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Theo báo Economic Times của Ấn Độ, vào tháng 5/2015, ONGC đã nộp hồ sơ lên các nhà chức trách Việt Nam xin phép tiếp tục kéo dài thời gian thăm dò dầu khí thêm một năm tại block 128 và đã được phía Việt Nam chấp thuận. ONGC cũng nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ đối với dự án.

ONGC bắt đầu được cấp quyền khai thác dầu khí tại khu vực này vào năm 2006. Lần gần nhất tập đoàn khoan thăm dò ở đây là năm 2009.

Đáng chú ý, vào năm 2012, Trung Quốc cũng gọi thầu thăm dò dầu khí ở cùng khu vực nói trên.

Đến nay, ONGC đã đầu tư 50,88 triệu USD vào block 128, và đang nắm 100% cổ phần.

TTXVN đưa tin, hôm 29/8, một chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore nhận định: “Rõ ràng là Ấn Độ có những lợi ích ở biển Đông, nên mới tăng cường hợp tác hàng hải với Mỹ và Nhật Bản. Và việc Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng Ấn Độ Dương khiến New Delhi cảm thấy khó chịu hơn”.

Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã gia tăng nỗ lực nhằm áp đặt chủ quyền trái phép của nước này ở biển Đông, đặc biệt bằng các công trình xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 27/8, nước này cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng Ấn Độ không nên có bất cứ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở các khu vực đang có tranh chấp trên biển Đông.

Theo số liệu do Trung Quốc công bố, biển Đông ước tính có trữ lượng khoảng 30 tỷ tấn dầu và 16 ngàn tỷ mét khối khí đốt, chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn cung dầu khí của nước này.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate