Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký quyết định thành lập Tổng công ty Sông Đà, trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà trước đây.
Theo quyết định này, Tổng công ty Sông Đà sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc; các văn phòng đại diện, ban quản lý dự án, ban điều hành dự án; các đơn vị phụ thuộc khác và đơn vị sự nghiệp của Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà.
Về cơ chế hoạt động, Tổng công ty Sông Đà là loại hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu vốn 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tổng công ty mới này có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà…
Quyết định cũng nêu rõ, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Sông Đà, gồm: tổng thầu xây lắp, tổng thầu EPC và thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng, diện, thủy lợi, tổ hợp công trình ngầm. Bên cạnh đó, Tổng công ty này vẫn thi công xử lý nền móng công trình, xây dựng nhà các loại…
Bên cạnh đó, Tổng công ty Sông Đà cũng được phép kinh doanh các ngành nghề ngoài xây dựng như xuất khẩu lao động, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ.
Tại thời điểm thành lập, Tổng công ty Sông Đà nắm giữ 24 công ty có trên 50% vốn điều lệ như: Công ty Sông Đà 3,4,5,9, 10, Công ty Hạ tầng Sông Đà, Simco Sông Đà, Someco Sông Đà… và 16 công ty liên kết do Tổng công ty Sông Đà nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ như: Sudico, Sông Đà 2, 6, 7, 11, 12, 25 và Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị (Suricos).
Bộ Xây dựng được Chính phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Sông Đà.
Được biết, Tập đoàn Sông Đà (tên chính thức là Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam) được thành lập từ tháng 1/2010, do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt với sự tham gia của một số tổng công ty trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.
Tuy nhiên, đầu tháng 10 vừa qua, cùng với Tập đoàn HUD, Chính phủ đã có quyết định dừng thí điểm hoạt động của hai tập đoàn này vì những bất cập trong hoạt động, quản lý và hiệu quả không như mong muốn sau hơn hai năm thí điểm.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate