October 06, 2018 | 09:33 GMT+7

Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi

Tường Bách

Nếu như trước đây đa số du khách biết đến Châu Đốc vì có Miếu Bà Chúa Xứ là điểm hành hương linh thiêng, thì ngày nay, Châu Đốc được biết đến với nhiều điều tuyệt vời khác.


Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang "Thành Phố Long Xuyên" khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến - núi Sam. Núi có tên núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 1.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 2.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 3.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 4.

Hình ảnh: Internet

Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, ngược dòng sông Hậu, du khách sẽ thấy làng nổi cá bè Châu Đốc – một trong những điểm du lịch Châu Đốc khá đặc biệt. Dọc dòng sông, có những căn nhà nổi, cùng những bè cá nép gần nhau tạo thành "làng", kéo dài khoảng vài cây số. Ở đây, mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bờ sông. Mỗi chủ bè có ít nhất 3 - 4 chiếc bè, thường có thêm một chiếc bè sinh sống cặp bên. Đặc biệt, gần đây, một số người dân có xu hướng đóng bè xuống sông định cư. Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè ngang 4m, dài 7 - 8m.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 5.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 6.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 7.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 8.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 9.

Hình ảnh: Internet

Xuôi về hướng huyện Châu Phú thì làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất những nhà nổi quy tụ lại là ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km. Mỗi hộ gia đình trong làng bè đôi khi không chỉ có một bè cá, mà có đến vài bè cá, thậm chí là cả chục bè hay hơn. Kiến trúc của những "ngôi nhà" ở làng nổi cũng rất độc đáo. Những ngôi nhà gỗ được sơn nhạt, trần lợp simili hoa văn với đầy đủ tiện nghi, có đáy sâu 5m được cấu tạo bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại cá khác. Ngồi trên bè, ngắm những khóm lục bình trôi, cảm nhận luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào, vừa nghe cải lương, hát tân cổ giao duyên. Làng nổi Châu Đốc thật thơ mộng và yên bình.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 10.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 11.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 12.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 13.

Hình ảnh: Internet

Dọc đường về Châu Đốc, bạn có thể lai rai ở một quán cóc nào đó ven đường với những món "độc" của vùng núi Sam như bò xào lá giang, gỏi sầu đâu trộn khô cá lóc, canh chua cá ba sa bông điên điển… đầu tiên là món Bò xào lá giang, một món ẩm thực độc đáo khá phổ biến, dễ làm và có hương vị rất đặc trưng của miền núi. Thịt bò tươi thái mỏng ướp gia vị xào với nước dừa, lá giang xắt thành sợi nhuyễn độ vài nắm tay. Khi thịt  gần chín thì cho lá giang vào, xào vừa héo là nhắc xuống, thêm ít nước cốt dừa và đậu phộng rang đâm nhỏ rắc lên mặt. Ngửi mùi khói bốc lên thơm lừng và nếu có thêm vài cốc rượu đế hoặc ít ly bia thì tuyệt hảo.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 14.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 15.
Thăm làng bè Châu Đốc mùa nước nổi - Ảnh 16.

Hình ảnh: Internet

Gỏi sầu đâu cũng là món ăn lạ miệng, hấp dẫn. Gỏi sầu đâu thường được chế biến từ lá sầu đâu non cùng khô cá tra, cá lóc hoặc khô cá sặt. Gỏi sầu đâu mới ăn vào thấy nhẩn, đắng nhưng khi nhai, nuốt vào lại cho vị ngọt ngon bất ngờ. Đây là món ăn dân dã, yêu thích của người miền Tây, nhất là các tỉnh cận biên giới Campuchia. Và chắc chắn là nếu du khách về vùng núi Sam, Châu Đốc vào mùa nước nổi.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate