February 15, 2024 | 13:25 GMT+7

Thanh Hóa có gần 4.800 doanh nghiệp bất động sản

Nguyễn Thuấn - Thiên Anh

Bước sang năm 2024, thị trường bất động sản tại Thanh Hóa đang có những chuyển biến tích cực và "ấm” dần lên. Đây là tín hiệu vui giúp doanh nghiệp bất động sản "hồi sức" và phát triển...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ năm 2015 đến năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 4.173 doanh nghiệp bất động sản được thành lập với tổng số vốn đăng ký hơn 146.041 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 4.786 doanh nghiệp.

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 52 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động; có 348 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

Giai đoạn 2015-2023, Thanh Hóa đã có 111 dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị với diện tích sử dụng đất gần 2.237 ha, tổng mức đầu tư hơn 104.124 tỷ đồng được triển khai thực hiện; cung cấp ra thị trường khoảng 61.119 căn hộ, đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 11.654 căn, gồm 3.163 căn hộ chung cư và 8.491 căn nhà ở thấp tầng.

Hơn 2 năm trước, Thanh Hoá từng là "điểm nóng" trên thị trường bất động sản khi giá đất tăng biến động mạnh. Thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam từng chỉ ra rằng, chỉ trong ngắn hạn, từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, giá đất nền nhiều khu vực ở Thanh Hoá tăng trung bình 40-60%. Giá đất mặt bằng đô thị, ven biển Thanh Hóa dao động ở ngưỡng 12-15 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, cao gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, có những lô đất ven biển Sầm Sơn, mức giá tăng gấp 4-5 lần so với 5 năm trước.

Tình trạng "sốt đất" tại Thanh Hoá còn kéo dài tới đầu năm 2022 tại loại hình như nhà ở, shophouse, đất nền đấu giá, đất nền dự án đô thị, đất trong thôn, xã của người dân… Đặc biệt, đối với căn hộ nhà ở xã hội hay đất nền đấu giá hoặc nhà phố thương mại, đây là loại hình ghi nhận mức độ quan tâm lớn của nhà đầu tư.

Nguyên nhân của tình trạng sốt cục bộ tại thị trường bất động sản của tỉnh này, được cho là do các dự án mới của tập đoàn địa ốc được quy hoạch và phê duyệt cùng với hạ tầng giao thông được đầu tư.

Một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản đã chọn Thanh Hoá "làm tổ" như: Tập đoàn Sun Group, Flamingo, Tập đoàn T&T, Sao Mai, Đất Xanh Miền Bắc, Tecco, Mường Thanh, BRG, TNG, Danko, Xuân Thiện, May - Diêm Sài Gòn, Sacoland, A&T Việt Nam… với đề xuất đầu tư dự án quy mô lớn.

Song cùng với thời điểm ảm đạm của thị trường bất động sản cả nước, giao dịch bất động sản tại Thanh Hoá bắt đầu giảm mạnh. Hơn một năm nay, thị trường bất động sản Thanh Hoá vắng bóng nhà đầu tư. Các sản phẩm như đất nền, nhà phố giảm giá từ 20 - 30%, thậm chí có những sản phẩm nhà đầu tư giảm giá 40 - 50%. Không ít công ty xây dựng, kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch, văn phòng môi giới bất động sản tại Thanh Hóa đối diện với nguy cơ phá sản, đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động.

Theo khảo sát tại một số sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có thể thấy, lượng khách hàng giao dịch mua, bán nhà đất đầu năm 2024 đã tăng từ 10 – 20% so với các tháng đầu năm 2023. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate