Theo số liệu mới công bố từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm hơn 135.295 tài khoản trong tháng 11/2024, mức tăng giảm mạnh so với tháng trước. Đây là lượng tài khoản tăng thêm thấp nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.
Tài khoản tăng thêm chủ yếu đến từ cá nhân, tăng thêm 135.188 tài khoản, số còn lại là nhà đầu tư tổ chức.
Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng 1,86 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 11, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng gần 9,1 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9% dân số, vượt mục tiêu trước thời hạn 2025.
Cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể là quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Quay trở lại việc nhà đầu tư hạn chế mở mới tài khoản chứng khoán trong bối cảnh thanh khoản giảm mạnh cơ hội đầu tư không rõ ràng.
Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn đạt 15.785 nghìn tỷ đồng trong tháng 11. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 13.481 tỷ đồng, giảm 12,7% so với mức bình quân tháng 10 và giảm 30% so với mức bình quân 1 năm.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 2396.6 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 2396.6 tỷ đồng. Tự doanh mua ròng 244.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 705.5 tỷ đồng. Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 7958.6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 6351.7 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12004.3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 9453.8 tỷ đồng.