May 17, 2017 | 13:41 GMT+7

Thay đổi thuế - hải quan: Quan ngại từ EuroCham

Mai Khanh

Bên cạnh những cải thiện, một số quy định vẫn là mối quan ngại của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu

Các quy định về thuế và hải quan đã có những thay đổi liên tục trong thời gian qua.
Các quy định về thuế và hải quan đã có những thay đổi liên tục trong thời gian qua.
Các quy định về thuế và hải quan đã có những thay đổi liên tục trong thời gian qua. Song, việc đặt ra các điều luật để tận thu thuế và phạt nặng các lỗi hành chính sẽ làm xấu đi môi trường đầu tư vốn nhiều thách thức của Việt Nam.

Đây là quan điểm của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tại hội thảo ngày 16/5 trao đổi về những thay đổi trong quy định thuế và hải quan.

Doanh nghiệp cần được đối xử công bằng

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, cho rằng, thời gian quan, cơ quan thuế Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách thủ tục hành chính thuế, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Nhờ đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cải cách kể cả về chính sách cũng như thủ tục hành chính thuế.

Theo báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp với ngành thuế năm 2016: nhiều chỉ tiêu đều được đánh giá tốt hơn năm 2014.

Chất lượng, tính dễ tiếp cận của hệ thống chính sách, trình độ nghiệp vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ thuế có chuyển biến tốt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai, nộp thuế điện tử đều tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Một trong những thủ tục đáng chú ý được bà Cúc nêu là việc tính tiền phạt chậm nộp. Theo đó, Luật Quản lý thuế đã xử lý giảm dần tiền tính tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp vi phạm.

Năm 2014, tiền chậm nộp được tính theo cách: chậm nộp trong 90 ngày, tính tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày; chậm nộp trên 90 ngày, tính tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày.

Từ 1/1/2015 đến 30/6/2016, tính thống nhất ở mức 0,05%/ngày. Từ 1/7/2017 đến nay, tiền chậm nộp tính theo mức 0,03%/ngày.

Đối với cán bộ thuế, hải quan, nếu thuộc trách nhiệm của cán bộ, cơ quan thuế, hải quan, thì luật quy định cơ quan thuế hải quan phải chịu trách nhiệm trả thêm cho doanh nghiệp số tiền lãi do thu thuế quá, ấn định thuế sai, hoàn thuế chậm.

Tuy nhiên tỷ lệ quy định giữa cơ quan thuế, hải quan so với doanh nghiệp phải tính chậm nộp được tính theo cơ sở khác nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi chậm nộp phải tự tính tiền chậm nộp, nếu không tự tính, cơ quan thuế, hải quan sẽ truy thu; nhưng cơ quan thuế, hải quan trả tiền lãi cho doanh nghiệp phải qua nhiều thủ tục.

Bà Cúc nhận xét: “Doanh nghiệp đôi lúc ngại va chạm nên ít làm thủ tục đòi tiền từ cơ quan thuế, hải quan. Doanh nghiệp cảm nhận chưa được bình đẳng về đối xử”.

Theo bà Cúc, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ quy định rõ ràng, cụ thể hơn về việc xác định yếu tố chủ quan, khách quan và quy trách nhiệm cụ thể trong xác định tính chậm nộp thuộc trách nhiệm mỗi bên.

Trường hợp có tranh chấp trong định giá hải quan: nếu phần sai phạm thuộc về cơ quan, cán bộ công chức hải quan thì phần tính chậm nộp thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan.

Quan ngại khung pháp lý và thực thi hải quan

Trong khi đó, theo ông Thomas McClelland, Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Chuyển giá (EuroCham), một số lĩnh vực nếu được giải quyết sẽ tiếp tục cải thiện Môi trường Kinh doanh Việt Nam đáng kể.

Cụ thể, hành vi không tuân thủ các quy định phi thuế hoặc các thủ tục về thuế theo thủ tục không được sử dụng làm cơ sở cho việc khấu trừ thuế hoặc từ chối hoặc hoàn trả.

Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn rõ ràng và toàn diện về việc chuyển vốn chịu thuế và không phải chịu thuế của các doanh nghiệp nước ngoài ngoài Việt Nam cũng như tái cấu trúc các tập đoàn miễn thuế.

Nâng cao năng lực của người nộp thuế để có hướng dẫn rõ ràng và kịp thời bằng văn  bản về những lĩnh vực mà họ có thể không chắc chắn về việc áp dụng các quy định về  thuế.

“Chúng tôi đề xuất một định nghĩa rõ ràng về mở rộng kinh doanh và các tiêu chí chi tiết để đánh giá và xác định quyền ưu đãi thuế. Kiểm tra rõ ràng tiêu dùng ở nước ngoài áp dụng thuế VAT 0% để khuyến khích sự phát triển của ngành dịch vụ xuất khẩu, ví dụ, khi người nhận ở nước ngoài là người cư trú. Khả năng thực tế hơn cho người nộp thuế khi áp dụng các quyền lợi theo các hiệp định thuế”, ông McClelland nói.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu bày tỏ sự quan ngại đối với kiểm toán hải quan và những quy định xử phạt sai sót hành chính trong kê khai thuế.

Theo EuroCham, việc đặt ra các điều luật để tận thu thuế và phạt nặng các lỗi hành chính sẽ làm xấu đi môi trường đầu tư vốn đã nhiều thách thức tại Việt Nam, làm xói mòn niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài, buộc họ phải xem xét lại các khoản đầu tư và hoạt động của mình tại thị trường Việt Nam.

Ông Shivam Misra, đồng Chủ tịch Tiểu ban Rượu vang - Rượu mạnh thuộc EuroCham, cho biết: "Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu rất quan ngại đến khung pháp lý và cách thức thực thi quy định hải quan. Đặc biệt, khi sai sót hành chính được sử dụng là cơ sở đánh giá hoặc áp đặt mức phạt nặng mà không cần dựa trên những quy tắc công bằng.

Điều này làm suy yếu lòng tin của các doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam".

"Chúng tôi muốn hợp tác và hỗ trợ chính phủ nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhưng nếu các doanh nghiệp không nhận được sự hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh thì nỗ lực trên rất khó có thể thành công”, ông Misra cho biết thêm.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate