Ngày 25/8 tới đây, CGS Fullgoal Vietnam 30 Sector Cap ETF sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX).
Theo bản cáo bạch niêm yết, CGS Fullgoal Vietnam 30 Sector Cap ETF sẽ huy động tối thiểu 5 triệu USD tương đương 110 tỷ đồng để đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam với mục tiêu mô phỏng sát nhất hiệu suất của chỉ số iEdge Vietnam 30 Sector Cap Index. Quỹ đầu tư duy nhất vào cổ phiếu Việt Nam.
Theo đó, chỉ số được thiết kế để theo dõi 30 công ty lớn nhất và thanh khoản nhất theo vốn hóa thị trường được niêm yết tại HoSE. Top 10 cổ phiếu lớn nhất trong rổ chỉ số gồm SSI, VND, VCI, BID, SHB, VHM, HPG, VNM, VIC và MSN.
Mặc dù kỳ vọng vào thị trường chứng khoán Việt Nam song ETF này cũng nhấn mạnh rằng chứng khoán Việt Nam thuộc thị trường mới nổi nên chịu nhiều rủi ro liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội. Cổ phiếu tại thị trường mới nổi như Việt Nam cũng dễ bay hơn so với các thị trường phát triển. Ngoài ra, việc giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cũng là rủi ro mà quỹ e ngại.
Dù vậy, chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là mỏ vàng cho các ETF ngoại đổ vào, chỉ trong hai năm gần đây đã xuất hiện thêm ít nhất 3 quỹ mới và bổ sung nguồn thêm nguồn vốn lớn từ các quỹ hiện tại. Hiệu suất của các quỹ nhờ đó cũng tăng mạnh.
Trong tháng 6, Fubon FTSE Vietnam ETF trở thành quỹ có hiệu suất tốt nhất với mức tăng trưởng vượt trội 7,1% bỏ xa mức tăng trưởng 4,2% của Vn-Index. Đứng ngay sau là SSIAM VNFIN LEAD với mức tăng trưởng 7,0%; thứ ba là VanEck Vectors Vietnam với mức tăng 6,3%.
Tiếp theo là VanEck Vectors Vietnam với tăng 6,3%; KIM VN30 ETF và VFM VNDiamond tăng trưởng 6%; SSIAM VNX50 tăng 5,9%; VFM VN30 ETF và Mirae Assets VN30 ETF tăng 5,8%; SSIAM VN30 tăng 5,7%...
Hiệu suất thấp nhất là Asian Growth CUBS ETF 1,6%.
Tuy nhiên lũy kế từ đầu năm, SSIAM VNFIN LEAD mới là quỹ có hiệu suất tốt nhất 23,6% vượt xa mức tăng trưởng hơn 11% của Vn-Index. Đứng thứ hai là KIM Kindex Vietnam VN30 tăng trưởng 15,9%; thứ ba là VanEck Vectors Vietnam tăng 13,3%; SSIAM VNX50 tăng 12,7%.
Fubon FTSE Vietnam ETF với tổng tài sản 862 triệu USD tương đương 20.400 tỷ đồng hiệu suất 12,3% kém xa các quỹ trên trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, Asian Growth CUBS ETF hiệu suất âm 1,0%.