Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (mã MSN-HOSE) thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
Theo đó, MSN thông báo phát hành cổ phần theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) nhằm ghi nhận đóng góp của người lao động cho công ty, công ty con và công ty liên kết của Tập đoàn Masan trong năm qua.
Qua đó, Masan dự kiến phát hành 7.083.207 cổ phiếu với giá phát hành 10.000 đồng/cp. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 70 tỷ đồng, tương đương gần 0,5% tổng số cổ phần.
Được biết, số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu là từ ngày 30/5/2022 đến 8/6/2022.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/5, giá cổ phiếu này dừng ở mức tham chiếu 110.000 đồng/cp, tương đương cao gấp 11 lần so với giá trị mà MSN dự kiến phát hành là 10.000 đồng/cp.
Theo danh sách công bố của công ty có 36 người lao động được tham gia chương trình ESOP và đây là năm thứ 7 liên tiếp Masan triển khai chương trình ESOP cho người lao động.
Trước đó, ngày 9/5, Masan niêm yết bổ sung 236,1 triệu cổ phiếu sau khi phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 2.361 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên 14.166 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh quý 1/2022, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 18.189 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,9% so với mức 19.977 tỷ đồng của quý 1/2021 do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi. Loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi dựa trên cơ sở LFL1, doanh thu thuần tăng trưởng 11,9% so với cùng kỳ nhờ vào tốc độ tăng trưởng hai chữ số tại MCH và MHT cũng như doanh thu tăng nhẹ tại WCM.
Lợi nhuận sau thuế (trước lợi ích cho cổ đông không kiểm soát) tăng trưởng 452,5%, đạt 1.895 tỷ đồng trong quý 1/2022 so với 343 tỷ đồng trong quý 1/2021. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ tăng 753,5% trong quý 1/2022, đạt 1.596 tỷ đồng so với 187 tỷ đồng trong quý 1/2021.
Năm 2022, công ty dự kiến doanh thu thuần từ 90.000 -100.000 tỷ đồng tăng trưởng 22% – 36% so với mức 74,2 nghìn tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021.
Lợi nhuận sau thuế ước tính sẽ trong khoảng 6.900 – 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng 82% – 124% so với mức 3,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 (sau khi loại trừ các khoản thu nhập một lần và đóng góp từmảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2021).
Qua đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) giảm 0,6% giá mục tiêu của MSN nhưng duy trì khuyến nghị "mua" đối với MSN do giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu là do định giá thấp hơn của Masan Consumer Holdings (MCH), WinCommerce (WCM) và Phúc Long Heritage (PL) đến từ mức giảm trong dự báo LN từ HĐKD (EBIT) của mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn 2022-2024, được bù đắp bởi hiệu ứng tích cực của việc cập nhật mô hình định giá của chúng tôi đến giữa năm 2023 so với trước đó là cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, VCSC vẫn lạc quan về khả năng của MSN trong việc tận dụng tăng trưởng tiêu dùng dài hạn của Việt Nam nhờ vào mảng kinh doanh hàng tiêu dùng hàng đầu, quy mô lớn và việc sử dụng công nghệ sắp tới trong hoạt động của công ty từ quan hệ đối tác với công ty fintech Trusting Social (đã được công bố tại ĐHCĐ năm 2022 của MSN). Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các tác động kéo dài từ COVID-19 lên sức chi tiêu của người tiêu dùng và ảnh hưởng lạm phát sẽ làm giảm sản lượng bán hàng và làm gia tăng chi phí đầu vào của các mảng hàng tiêu dùng của MSN.
VCSC cũng dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 47% trong giai đoạn 2021-2024 của chúng tôi được thúc đẩy bởi tăng trưởng diện rộng từ các hoạt động kinh doanh (CAGR LN từ HĐKD (EBIT) 29% trong giai đoạn 2021-2024) và đóng góp gia tăng từ TCB với chi phí tài chính ròng ổn định.
VCSC cho biết, yếu tố hỗ trợ tiềm năng là thí điểm thành công và mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ được hỗ trợ bởi Trusting Social; tiếp tục giảm sở hữu tại Masan Hi-Tech Materials (MHT), điều này sẽ làm cho cấu trúc kinh doanh của MSN tập trung hơn vào các mảng tiêu dùng; M&A tạo ra giá trị xung quanh hệ sinh thái tiêu dùng của MSN.
Đồng thời, rủi ro chính đối với quan điểm tích cực của chúng tôi là MSN mở rộng cửa hàng không hiệu quả tại WCM và PL; các cải tiến sản phẩm mới và marketing không hiệu quả sẽ dẫn đến sự chững lại đáng kể trong tăng trưởng của MCH.