February 08, 2023 | 16:33 GMT+7

Thị trường chất bán dẫn thế giới gặp khó khăn khi bong bóng chip vỡ

Nguyễn Hà

Cơn sốt chất bán dẫn gần như đã kết thúc và tình trạng dư thừa chất bán dẫn trên toàn cầu hiện nay đã gây ra những lo ngại đáng kể cho ngành này…

Gã khổng lồ điện tử Samsung đã chứng kiến ​​lợi nhuận giảm 69% trong quý IV, trong khi doanh thu giảm 8% tổng thể. Kế tiếp đó, nhà sản xuất bộ nhớ Hàn Quốc SK Hynix cũng báo cáo lợi nhuận và doanh thu ảm đạm không kém. Cả hai công ty đều đưa ra lý do về các lực lượng kinh tế vĩ mô đang kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng và đẩy lượng hàng tồn kho DRAM và NAND flash lên mức chưa từng thấy. Nói một cách đơn giản, nơi từng thiếu chip thì giờ lại thừa.

Intel, AMD và Qualcomm cũng đã chứng kiến ​​sự sụt giảm trên các thị trường trọng điểm bao gồm PC, điện thoại thông minh, máy chủ và máy chơi game. Nếu khách hàng không mua bộ nhớ, có nghĩa là họ sẽ không mua PC và máy chủ để cài đặt nó.

Trong khi sự xuống cấp nhanh chóng của thị trường chất bán dẫn có thể gây ngạc nhiên cho một số người, thì thông tin này đã được dự đoán trong nhiều tháng. 

Micron là một trong những người bán đầu tiên chịu khuất phục trước các lực lượng thị trường. Trong đại dịch công ty đã đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của thị trường trong nhiều tháng và đưa ra dự án hàng chục tỷ USD để xây dựng các nhà máy chế tạo chất bán dẫn (fab) mới. Tuy nhiên, hiện nay do sự bất ổn kinh tế công ty đã cắt giảm lực lượng lao động của mình, sa thải 4.800 người sau khi thu nhập quý 1 năm 2023 giảm 88% so với năm trước với khoản lỗ gần 200 triệu USD.

Nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bong bóng chip trong đại dịch đã vỡ. Hơn sáu tháng trước, những người theo dõi ngành tại TrendForce đã đưa ra một triển vọng rõ ràng cho thị trường bộ nhớ, cảnh báo về lượng hàng tồn kho ngày càng tăng. Các nhà cung cấp bộ nhớ đã suy tính đến tình trạng hỗn loạn kinh tế từ rất lâu.

ĐI TÌM NHỮNG NGUYÊN NHÂN  

Sau sự bùng phát của Covid-19, làm việc từ xa đã trở thành xu hướng trên toàn thế giới. Mọi công ty công nghệ và phần mềm đều tận dụng nhu cầu thiết bị công nghệ tăng cao do giãn cách và làm việc tại nhà . Các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật vội vàng tung ra thị trường các sản phẩm phù hợp với văn phòng tại nhà; các nhà cung cấp máy tính xách tay nhồi nhét máy ảnh và micrô có độ phân giải cao hơn vào sản phẩm của họ; và các nhà cung cấp phần mềm như Teams và Zoom  cạnh tranh trong dịch vụ trực tuyến của họ. Dù trực tiếp hay gián tiếp, tất cả những động lực này đều thúc đẩy nhu cầu bán dẫn ở mức độ này hay mức độ khác.

Chẳng bao lâu sau, hàng tồn kho hiện có đã cạn kiệt và tình trạng các nhà máy đóng cửa do phong tỏa vì Covid-19. Trong vòng một năm, chuỗi cung ứng chất bán dẫn đã vượt quá giới hạn và chúng ta lâm vào tình trạng thiếu hụt chip hoàn toàn.

Tình trạng thiếu hụt trở nên tồi tệ hơn khi xu hướng khai thác tiền điện tử trên thế giới tăng nhanh, khi bảng mạch đồ họa được cho là đem lại hiệu quả trong việc khai thác tiền điện tử. Và trong khi Nvidia và AMD giả vờ quan tâm đến việc mua GPU khó như thế nào, thì họ đã vui mừng khi thu được khoản lợi nhuận khổng lồ mà bảng mạch đồ họa mang lại mỗi quý.

Vào giữa năm 2022, bong bóng chip vỡ. Việc tìm kiếm các bộ phận chất bán dẫn đã trở nên dễ dàng hơn, thời gian giao hàng cho các bộ phận cơ bản đã giảm xuống dưới 26 tuần và đang đi đúng hướng. Khi sự kiện hợp nhất Ethereum - tạo ra hệ thống tiền số linh hoạt hơn Bitcoin diễn ra; trong vòng vài tuần, việc định giá tiền điện tử đã sụp đổ, kéo theo giá GPU cũng giảm theo.

Đây có thể là tin tốt cho người tiêu dùng, nhưng nền kinh tế đã bắt đầu hạ nhiệt do lãi suất tăng, chi phí sinh hoạt tăng lên; ở châu Âu, cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy giá nhiên liệu và năng lượng lên mức cao nhất mọi thời đại. Mọi người cũng không còn hứng thú với việc mua một chiếc PC hoặc điện thoại thông minh mới nữa. 

Trong vòng vài tháng, nhu cầu về chip "lợi nhuận cao" - chẳng hạn như CPU ​​và GPU - đã bốc hơi. Rõ ràng, tình trạng thiếu chip vẫn chưa kết thúc; chỉ là nhu cầu đặc biệt đối với chip được sử dụng trong phần cứng đã không còn nữa. Việc sử dụng chip để cung cấp nhiều bộ phận, đặc biệt là những bộ phận được sử dụng để cung cấp năng lượng và sử dụng trong ngành ô tô vẫn còn nhiều hạn chế.

ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT VẪN CHƯA XẢY RA

Nhà phân tích Wayne Lam của CCS Insights chia sẻ với The Register rằng các công ty chất bán dẫn này có chuỗi cung ứng khá lâu đời và phức tạp, đồng thời cạnh tranh chủ yếu về giá cả và quy trình công nghệ .

Hiện tại, Samsung và SK Hynix đang tập trung vào các sản phẩm như LPDDR5, DDR5 và HBM được sử dụng trong thiết bị di động, máy chủ thế hệ tiếp theo và các sản phẩm điện toán hiệu suất cao, những sản phẩm mà họ dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu trong tương lai.

Các bộ phận truyền thống như bộ phận do TSMC vận hành và bộ phận không sử dụng để sản xuất cho bộ nhớ tại Samsung, có chuỗi cung ứng tương đối ngắn và đơn giản, điều này giúp họ linh hoạt hơn trong việc phân bổ lại công suất cho những con chip có nhu cầu cao hơn.

Bất chấp tất cả những điều trên, ngành chất bán dẫn trong vài quý tiếp theo có vẻ khá ảm đạm. Trong vài tuần qua, các nhà sản xuất chip và nhà điều hành xưởng đúc đã đưa ra một triển vọng gần như khủng khiếp trên toàn cầu trong các quý tới. 

Intel dự kiến ​​doanh thu của mình sẽ giảm xuống còn 11 tỷ USD và có khả năng thấp hơn nữa trong quý đầu tiên của năm 2023. Trong khi đó, AMD dự đoán doanh thu không đổi trong quý 1 và doanh số bán PC và trò chơi kém trong suốt năm  2023. Và tuần này, TSMC cũng dự báo doanh thu giảm lần đầu tiên sau 4 năm.

Các công ty này đều đưa ra quan điểm là mọi thứ sẽ bắt đầu khởi sắc trở lại vào nửa cuối năm 2023. Nhưng không phải ai cũng chắc chắn như vậy. Trong một báo cáo gần đây , Dylan Patel tại SemiAnalysis đã dự đoán rằng mức tồn kho sẽ tiếp tục cao trong quý II và sự xuống giá của thị trường bán dẫn sẽ còn kéo dài hơn.

“Chúng tôi tin rằng định giá của các công ty bán dẫn sẽ giảm khoảng 15% hoặc chuyển động đi ngang đáng kể trước khi đợt tăng giá thực sự có thể bắt đầu” ông viết. "Số ngày tồn kho hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Thậm chí cao hơn cả bong bóng dot-com và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Lượng tồn kho này sẽ mất nhiều thời gian hơn hai quý để xử lý".

Patel không phải là người duy nhất dự báo điều này. Trong một báo cáo gần đây của TrendForce, các nhà phân tích dự đoán doanh thu của xưởng đúc sẽ giảm 4% vào năm 2023, do nhu cầu tấm bán dẫn tiếp tục cạn kiệt và mức tiêu thụ hàng tồn kho chậm lại.

LÝ DO CÁC DỰ ÁN FABS HIỆN TẠI VẪN ĐƯỢC TIẾP TỤC

Với tình trạng nguy hiểm mà không gian bán dẫn đang gây ra, nhiều người có thể ngạc nhiên khi thấy các nhà sản xuất chip như Samsung, TSMC và Intel vẫn tiếp tục đẩy mạnh các dự án fab. 

Những cơ sở này không hề rẻ, giá thường được tính bằng hàng chục tỷ USD chỉ để xây dựng dù chỉ một cơ sở. Vậy nếu không ai mua chip, tại sao họ lại xây dựng nhiều fab hơn? Nhưng đó chính xác là những gì họ đang làm. 

Intel có thể đang cố gắng kiếm thêm tiền từ chính phủ Đức, nhưng hiện tại họ vẫn cam kết xây dựng một cơ sở sản xuất mới ở đó. Bên cạnh đó, Samsung cho biết họ đang đẩy mạnh việc mở rộng xưởng đúc, bao gồm cả hoạt động mới ở Texas. SK Hynix đã cam kết xây dựng một cơ sở đóng gói tại Hoa Kỳ. TSMC đã thu nhỏ các kế hoạch đầu tư cho năm tài chính 2023, nhưng họ vẫn có kế hoạch chi từ 32 tỷ đến 36 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng mới. 

Chắc chắn việc xây dựng này không có hại gì khi Hoa Kỳ và Châu Âu đang rót hàng chục tỷ USD vào sản xuất chip trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc của họ vào các nhà máy Châu Á - Thái Bình Dương.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate