March 14, 2023 | 12:06 GMT+7

Thị trường “đỏ đậm”, vốn ngoại nhập cuộc muộn

Kim Phong -

Áp lực bán tiếp tục tăng lên khá mạnh, đẩy thanh khoản hai sàn sáng nay tăng nhưng cổ phiếu lại giảm đồng loạt. Số cổ phiếu giảm giá trên HoSE đang nhiều gấp 8,3 lần số tăng. Hôm qua ghi nhận đợt xả lớn của nhà đầu tư cá nhân cỡ ngàn tỷ sau 3 tuần liên tiếp mua ròng...

Xếp theo giá trị khớp lệnh, nhiều cổ phiếu chịu áp lực bán lớn và giá giảm sâu.
Xếp theo giá trị khớp lệnh, nhiều cổ phiếu chịu áp lực bán lớn và giá giảm sâu.

Áp lực bán tiếp tục tăng lên khá mạnh, đẩy thanh khoản hai sàn sáng nay tăng nhưng cổ phiếu lại giảm đồng loạt. Số cổ phiếu giảm giá trên HoSE đang nhiều gấp 8,3 lần số tăng. Hôm qua ghi nhận đợt xả lớn của nhà đầu tư cá nhân cỡ ngàn tỷ sau 3 tuần liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán thế giới có một phiên giao dịch cầm cự sau sự kiện đổ vỡ của ngân hàng SVB. Tuy nhiên tác động tới trong nước không hẳn do yếu tố này, mà do quan điểm chốt lời ngắn hạn đang chiếm ưu thế.

Ngay sau khi thị trường mở cửa, đà giảm đã xuất hiện và sau đó tăng tốc liên tục. VN-Index tạm thời chạm đáy lúc 11h20, giảm 1,51% và đến hết phiên còn giảm 1,06% so với tham chiếu. Như vậy thị trường cũng đã hồi lại một chút, chủ yếu khi khối ngoại mua vào mạnh hơn, đẩy vị thế ròng tăng.

Phần lớn thời gian giao dịch sáng nay khối ngoại thậm chí còn bán ròng, chỉ khoảng 30 phút cuối mới quay sang mua ròng. Tổng giá trị giải ngân ở HoSE mới đạt 632,7 tỷ đồng, chiếm 11% tổng giao dịch của sàn. Trong khi đó mức bán ra là 527,8 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 104,9 tỷ. Mức mua này đã giảm khoảng 20% so với sáng hôm qua, trong khi bán ra tăng 4%.

Vốn ngoại giảm mua, nhưng thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE vẫn tăng khoảng 3%, đạt 4.689 tỷ đồng. Như vậy thanh khoản từ phía nhà đầu tư trong nước có tín hiệu tăng. Tiếc rằng độ rộng quá hẹp: 42 mã tăng/347 mã giảm và 202 cổ phiếu đang giảm quá 1% giá trị. Điều đo nghĩa là nhà đầu tư trong nước xả giá thấp mạnh lên trong khi cầu nội cũng căng đỡ mua ở giá khá sâu.

Thị trường hiện có 10 cổ phiếu đạt thanh khoản trên 100 tỷ đồng khớp lệnh thì duy nhất LPB tăng nhẹ 0,34%, còn lại toàn giảm. Ngân hàng đóng góp STB, VPB, TPB giảm mạnh; thép có HPG, HSG, NKG đều rơi 2%-3%; Chứng khoán có SSI, VND giảm quanh 1%. 

VN-Index đã nảy lại nhẹ ít phút cuối phiên.
VN-Index đã nảy lại nhẹ ít phút cuối phiên.

VN30-Index chốt phiên sáng giảm 0,95% với 3 mã tăng/26 mã giảm. 19 cổ phiếu trong rổ này đang giảm quá 1%, dẫn đầu là PDR giảm 2,97%, GVR giảm 3,01%, STB giảm 2,6%, HPG giảm 2,61%, BID giảm 2,49%, NVL giảm 2,27% và ACB giảm 2,04%. Trong nhóm này BID, HPG thuộc Top 5 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất, số còn lại tuy giảm mạnh nhưng vốn hóa khá nhỏ.

VHM tăng 1,23%, VJC tăng 1,29% là hai cổ phiếu đáng kể nhất trong nhóm blue-chips tăng, nhưng sức manh còn xa mới bù nổi cho số giảm. Lác đác vài cổ phiếu tăng tốt trên 1% khác như FTS, KDC, LCG cũng ảnh hưởng rất hạn chế.

Với độ rộng quá hẹp, tất cả các nhóm ngành hôm nay đều giảm. Cổ phiếu tài chính, bất động sản và năng lượng giảm mạnh. Ngân hàng ngoài BID, STB, ACB có CTG, HDB cũng rơi sâu. Chứng khoán có HCM, VCI giảm trên 3%. Bất động sản có nhóm KBC, KHG, DXG, DRH, OGC, PDR giảm từ 3% tới trên 4%.

Các quỹ ETF vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu và sẽ mua, nhưng có lẽ hôm nay dòng vốn này hoạt động muộn. Những phút cuối phiên sáng lực cầu từ khối này đã mạnh lên. Hi vọng phiên chiều lực đỡ sẽ rõ ràng hơn. Hiện mới có số ít cổ phiếu được mua ròng nổi bật như VHM +29,8 tỷ đồng giá tăng 1,23%; POW +29,7 tỷ giá giảm 1,9%; HSG +27 tỷ giá giảm 2,47%, SSI +17,6 tỷ giá giảm 1,27%. Phía bán ròng có chứng chỉ quỹ E1VFVN30 -28,5 tỷ đồng là đáng kể.

Phiên giảm sáng nay tuy không quá mạnh nhưng phát tín hiệu khá xấu, khi 3 phiên liền trước thị trường chỉ đi ngang hẹp. Thị trường có tình trạng chốt lời từ nhóm nhà đầu tư cá nhân. Tuần trước nhóm này bán ròng khoảng 506 tỷ đồng qua khớp lệnh và hôm qua xả ròng 1.095 tỷ đồng. Sức ép bán ra đang khiến giá cổ phiếu quay đầu giảm. Dòng vốn ngoại là lực đỡ đáng kể duy nhất lúc này.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate