March 18, 2017 | 11:09 GMT+7

Thủ tướng đồng ý làm cao tốc Ninh Bình - Nam Định

Bảo Anh

Dự án cao tốc đoạn từ Ninh Bình đến Nam Định thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được đầu tư theo hình thức PPP

Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt 
Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, trong đó sẽ phát triển mạng 
đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.
Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, trong đó sẽ phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý cho phép UBND tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai dự án cao tốc đoạn Ninh Bình đến Nam Định thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo hình thức PPP trong giai đoạn 2017 - 2021.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Nam Định và Ninh Bình phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, tiếp thu ý kiến các bộ, thực hiện đánh giá đầy đủ về sự cần thiết, nhu cầu giao thông và khả năng cân đối nguồn lực, trên cơ sở thống nhất về quy mô phân kỳ đầu tư, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định và các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng việc triển khai đầu tư tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định theo chỉ đạo của Thủ tướng hồi tháng 11/2016.

Trước đó, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, trong đó sẽ phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.

Bao gồm tuyến cao tốc Bắc - Nam được quy hoạch 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.083 km gồm: tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tổng chiều dài 1.814 km; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, tổng chiều dài là 1.269 km.

Riêng tuyến cao tốc Bắc - Nam kết nối các trung tâm kinh tế, xã hội từ Hà Nội đến Tp.HCM sẽ chạy qua 20 tỉnh, thành phố; kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội những khu vực có đường cao tốc chạy qua nói riêng và cả đất nước nói chung; giảm thiểu áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến quốc lộ 1; phù hợp với nguồn lực của đất nước, định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông vận tải.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate