May 03, 2019 | 08:13 GMT+7

Thực phẩm sạch: bỏ tiền mua niềm tin?

Phương Thảo

Khảo sát thực tế, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền cao hơn 5 - 10% để mua thực phẩm sạch. Qua đó cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn ngày càng nhiều.


Do nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch đang được người dân đặc biệt quan tâm, nên tại các thành phố lớn, các cửa hàng kinh doanh nông sản, siêu thị mini, bày bán thực phẩm đua nhau mọc lên.Ở Hà Nội, dạo một vòng qua các phố như: Trung Hòa, Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), Nguyễn Công Trứ, Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng)... hay một số khu đô thị mới, không khó để người tiêu dùng có thể tìm được một cửa hàng bán nông sản sạch, với đầy đủ các loại thực phẩm thiết yếu từ: đậu phụ, thịt lợn, rau cải, rau ngót… đến những loại thịt cá: thịt lợn mán, thịt lợn hữu cơ, cá thu, cá hồi…Không chỉ ở các siêu thị, cửa hàng kinh doanh đồ sạch mà thực phẩm sạch còn được bán online rất nhộn nhịp. Với những dòng quảng cáo: "Thực phẩm quê chính hiệu", "Rau sạch 100% nhà tự trồng", "Gà quê, thịt sạch bảo đảm"... Đa phần nguồn hàng của những người kinh doanh thực phẩm sạch nhỏ lẻ qua mạng là từ người thân ở quê trồng trọt, chăn nuôi... gửi lên, người mua hàng chủ yếu cũng là các chị em văn phòng, có điều kiện lướt web, ít thời gian đi chợ.
Thực phẩm sạch: bỏ tiền mua niềm tin? - Ảnh 1.
Ngoài ra, tại các khu chung cư cũng đã xuất hiện khá nhiều các chợ phiên nông sản. Một nhóm người có nguồn hàng là các loại thực phẩm (rau, củ, thịt heo, gà…), được giới thiệu là đáp ứng tiêu chí ngon, sạch... nuôi trồng tự nhiên và không có hóa chất, kháng sinh… mang hàng hóa tập trung ở một khu vực và bán vào cuối tuần. Phiên chợ đặc biệt diễn ra tại sân khu chung cư, công viên hoặc thậm chí là sân trường học.Thực tế, những sản phẩm có gắn chữ "sạch" giá thường cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Vì thế, các cửa hàng đua nhau gắn mác "sạch" cho thực phẩm của mình, từ đồ tươi cho đến đồ khô. Trong cơn khát thực phẩm sạch, người tiêu dùng đã tìm đến những địa chỉ này như một sự cứu cánh, bất chấp mẫu mã thiếu chuyên nghiệp của nó.Theo quan sát của chúng tôi, trên bao bì của rất nhiều loại thực phẩm lại không có bất cứ thông tin gì thể hiện đó là sản phẩm hữu cơ , hay chứng nhận an toàn, ngoài một vài thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và cái chữ "sạch" tự phong. Người bán hàng giải thích đơn giản: "Nhà cung cấp nói sản phẩm này không dùng chất bảo quản" (?).
Thực phẩm sạch: bỏ tiền mua niềm tin? - Ảnh 2.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hữu cơ thực sự, đã từng có sản phẩm xuất khẩu đến nhiều quốc gia khó tính như Nhật, Mỹ, châu Âu… thì lại vẫn than khó để sản phẩm được bán phổ biến tại thị trường nội địa. Lý do đầu tiên, thực phẩm hữu cơ ở thị trường nội địa có giá thành còn quá cao so với thu nhập của số đông người tiêu dùng. Lý do thứ hai, không ít người vẫn chưa đặt niềm tin vào sản phẩm mình bỏ tiền mua, bất kể doanh nghiệp có đầy đủ chứng nhận.Người mua có xu hướng tin vào người nuôi trồng trực tiếp ra các sản phẩm đó hơn là vào các chứng nhận mà sản phẩm có. Thế nên, những phiên chợ mà người mua, người bán giao dịch trực tiếp, mọi thắc mắc của người mua được người bán giải thích bao giờ cũng thuyết phục hơn.
Thực phẩm sạch: bỏ tiền mua niềm tin? - Ảnh 3.
Cuối cùng, một trong những lý do chính khiến thực phẩm sạch chưa thực sự lên ngôi là do người trực tiếp sản xuất thực phẩm sạch chưa được trả công xứng đáng nên thiếu động lực, và người tiêu dùng chưa có căn cứ, cơ sở đủ uy tín đứng ra chứng nhận thực phẩm an toàn nên chưa thể đặt trọn niềm tin.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate