October 27, 2013 | 02:47 GMT+7

Thượng nguồn Mê Kông "khát" gạo Việt Nam

Nhật Vinh

Nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam thông qua mậu dịch biên giới đã đi vào thị trường Trung Quốc

Họp báo giới thiệu cuộc triển lãm hàng hóa của tỉnh Thanh Hải sắp diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10 - Ảnh: Nhật Vinh.<br>
Họp báo giới thiệu cuộc triển lãm hàng hóa của tỉnh Thanh Hải sắp diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10 - Ảnh: Nhật Vinh.<br>
Theo Tham tán Kinh tế - Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hứa Khởi Tùng, khu vực thượng nguồn sông Mê Kông có nhu cầu tương đối lớn đối với hoa quả nhiệt đới và gạo của Việt Nam.

Tại họp báo giới thiệu về cuộc triển lãm hàng hóa tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) dự kiến diễn ra tại Hà Nội từ 28-30/10, ông Tùng cho biết, Thanh Hải là tỉnh nằm ở khu vực phía tây của Trung Quốc, có tổng diện tích 720.000 km2 và dân số hơn 5,7 triệu người. Thanh Hải nằm ở đầu nguồn của 3 dòng sông lớn, gồm Trường Giang, Hoàng Hà và sông Mê Kông chảy qua nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Thanh Hải có nhiều thế mạnh về các sản phẩm đặc sắc vùng cao nguyên, dược phẩm, hàng dệt, hóa chất, muối, vật liệu nhôm, cơ khí hóa dầu... Đặc biệt, đây là vùng đất có lượng tài nguyên khoáng sản và năng lượng phong phú. Trong số 132 chủng loại khoáng sản đã thăm dò, có 60 chúng loại thuộc top 10 Trung Quốc, 11 loại đứng đầu Trung Quốc như dầu mỏ, khí đốt, thủy điện, kim loại màu, á kim.

Theo ông Tùng, Thanh Hải có nhu cầu tương đối cao đối với các loại hàng hóa nông sản của Việt Nam như hoa quả nhiệt đới, gạo... Hiện nay, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam thông qua mậu dịch biên giới đã đi vào thị trường Trung Quốc và tới được những siêu thị lớn ở Thanh Hải. Người dân địa phương đã mua được gạo, cà phê, hoa quả, nước hoa, đường kính, chè, hạt điều, hoa quả của Việt Nam.

Kể từ năm 2004, Trung Quốc đã 9 năm liên tục là bạn hàng thương mại số một của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 47 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều khả năng đạt được mục tiêu 60 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đã đề ra.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate