January 15, 2023 | 09:18 GMT+7

Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất ở EU, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Hoàng Lâm

Công ty khai khoáng LKAB thuộc sở hữu nhà nước của Thụy Điển cho biết họ đã phát hiện ra mỏ kim loại đất hiếm lớn nhất châu Âu. Phát hiện này củng cố tham vọng của châu Âu nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguyên liệu thô nhập khẩu cần thiết cho quá trình sản xuất ô tô điện và chuyển đổi xanh.

Công ty LKAB cho biết mỏ có tên là Per Geijer, nằm ở phía bắc Vòng Bắc Cực thuộc tỉnh Lapland của Thụy Điển và chứa hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm - mỏ lớn nhất được biết đến thuộc loại này ở châu Âu.  
Công ty LKAB cho biết mỏ có tên là Per Geijer, nằm ở phía bắc Vòng Bắc Cực thuộc tỉnh Lapland của Thụy Điển và chứa hơn 1 triệu tấn oxit đất hiếm - mỏ lớn nhất được biết đến thuộc loại này ở châu Âu.  

Phát biểu tại mỏ quặng sắt hiện có của công ty ở Kiruna - mỏ quặng lớn nhất ở EU - giám đốc điều hành Jan Moström cho biết sẽ mất vài năm nữa để xác định mỏ chứa những gì. “Chúng tôi có các hoạt động thăm dò đang diễn ra trong mỏ này. Chúng tôi thực sự không biết nó lớn đến mức nào”, ông Jan Moström nói thêm trong một cuộc họp báo.

Moström cũng nhấn mạnh những thách thức pháp lý ở phía trước khi công ty tìm cách khai thác khám phá này: “Nếu chúng ta thực sự muốn theo đuổi quá trình chuyển đổi xanh, chúng ta phải tìm cách đẩy nhanh quá trình này một cách đáng kể”.

Các mỏ đất hiếm - trái với tên gọi của chúng - khá phổ biến ở các khu vực địa lý khác nhau, nhưng việc khai thác các khoáng chất mới là phần thách thức nhất, do quy trình xử lý phức tạp và các tác động môi trường nghiêm trọng.

Moström nói sẽ mất từ 10 đến 15 năm trước khi các nguyên liệu thô có thể được đưa ra thị trường, nhưng nếu việc cho phép các quy trình ở cấp Thụy Điển và EU có thể được đẩy nhanh thì khoảng thời gian này có thể giảm tới 50%. Công ty dự kiến sẽ nộp đơn xin nhượng quyền khai thác trong năm nay.

Hiện tại, hơn 80% công suất xử lý đất hiếm của thế giới là ở Trung Quốc và EU dự đoán rằng nhu cầu đối với kim loại được sử dụng trong động cơ ô tô điện và tua-bin gió sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030.  
Hiện tại, hơn 80% công suất xử lý đất hiếm của thế giới là ở Trung Quốc và EU dự đoán rằng nhu cầu đối với kim loại được sử dụng trong động cơ ô tô điện và tua-bin gió sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030.  

Thông báo của công ty khai thác được đưa ra khi các ủy viên châu Âu đến thăm Kiruna trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU kéo dài sáu tháng của Thụy Điển.

EU đã đặt mục tiêu tự cung tự cấp nhiều hơn về nguyên liệu thô lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình khi khối này tìm cách hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga, đồng thời củng cố tham vọng thúc đẩy các công nghệ xanh trong nước, bao gồm cả pin và ô tô.

Ủy ban Châu Âu đang thực hiện các kế hoạch nhằm hạ thấp các rào cản pháp lý đối với việc khai thác và sản xuất các vật liệu quan trọng như lithium, coban và than chì, cần thiết cho các trang trại gió, tấm pin mặt trời và xe điện.

Công việc càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh Mỹ với Đạo luật giảm lạm phát trị giá 369 tỷ USD gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó cung cấp các khoản trợ cấp công nghiệp khổng lồ nhằm thúc đẩy công nghệ xanh ở Mỹ.

Kế hoạch của Mỹ đã gây ra lo ngại về một cuộc di cư đầu tư xanh từ EU qua Đại Tây Dương, được khuếch đại trong tuần này bởi thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, người đã phàn nàn về những nỗ lực “tích cực” của Mỹ nhằm thu hút các công ty EU.

Một số quốc gia thành viên hoài nghi về việc EU có thể tiến xa đến đâu trong việc giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô và tinh chế nhập khẩu do những trở ngại về quy định, nhấn mạnh sự cần thiết phải gắn bó với chương trình thương mại tự do nhằm mở khóa các thỏa thuận với các lục địa giàu khoáng sản như Nam Mỹ.

Valdis Dombrovskis, Ủy viên thương mại, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do của liên minh, chỉ ra Chile và trữ lượng lithium khổng lồ của nước này, khi EU tìm cách ký một thỏa thuận cập nhật thỏa thuận năm 2002. EU cũng muốn có một thỏa thuận với Úc, một cường quốc nguyên liệu thô khác, vào mùa hè tới.

 Đất hiếm là một nguyên tố vô cùng quan trọng trong cuộc đua pin xe điện.
 Đất hiếm là một nguyên tố vô cùng quan trọng trong cuộc đua pin xe điện.

Dombrovskis nói: “Có một mạng lưới rộng lớn các FTA là nguồn gốc của sự đa dạng hóa và do đó là nguồn gốc của khả năng phục hồi”.

Miền bắc Thụy Điển là nơi có một trong những dự án công nghiệp hóa xanh lớn nhất thế giới khi một số nhà máy sản xuất pin và thép lớn khai thác nguồn năng lượng tái tạo dư thừa của khu vực. Kết quả là sự đổ xô đầu tư đã biến khu vực này thành một khu vực bùng nổ khi các công ty như Northvolt, Facebook và H2 Green Steel đã chuyển đến đó.

Theo Bloomberg NEF, Trung Quốc hiện đang chiếm đến 80% thị phần pin lithium-ion. Sáu trong số 10 nhà sản xuất pin EV lớn nhất có trụ sở tại Trung Quốc, riêng CATL đã chiếm hơn 30% thị phần.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký những hợp đồng ưu đãi với các quốc gia giàu lithium, hưởng lợi từ các khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ trong việc khai thác và sản xuất. Điều này khiến phần còn lại của thế giới phải lo lắng.

Thực tế, một chiếc ô tô điện cần khoảng 30-60 kg lithium. Ước tính đến 2034, Mỹ cần khoảng 500.000 tấn lithium thô hàng năm để phục vụ sản xuất xe điện. Các chuyên gia bày tỏ lo ngại có thể xảy ra khủng hoảng như dầu mỏ cùng những xung đột thương mại.

Hiện các nước phương tây đang nỗ lực để giải quyết bài toán giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Dự kiến đến 2025, Mỹ sẽ có thêm 13 siêu nhà máy, cùng 35 nhà máy nữa tại châu Âu đến năm 2035. Những kế hoạch này vẫn đang là giả thiết, bởi khá nhiều dự án chậm trễ vì vấn đề hậu cần, sự phản đối của người dân.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate