May 19, 2022 | 18:40 GMT+7

TP.HCM kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết mới về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù

Xuân Thái -

Uỷ ban nhân dân TP.HCM đang chuẩn bị lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ và nhân dân để hoàn thiện báo cáo tổng kết Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội; đồng thời xây dựng một dự thảo nghị quyết mới toàn diện hơn để trình Bộ Chính trị và Quốc hội...

Sau hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết 54 trao một số cơ chế đặc thù cho TP.HCM giúp tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước tăng tốc phát triển.
Sau hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết 54 trao một số cơ chế đặc thù cho TP.HCM giúp tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước tăng tốc phát triển.

Tại cuộc họp Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân TP.HCM vừa qua, nhằm giám sát về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2017 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (gọi tắt là Nghị quyết 54), Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM Võ Văn Hoan đã cho biết như trên.

Cụ thể, theo ông Võ Văn Hoan, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 54, đến nay TP.HCM chưa tận dụng được 50% cơ chế của Nghị quyết. TP.HCM chưa thể ban hành quyết định về cổ phần hoá, chưa thu được khoản nào từ tiền bán tài sản công của cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố, từ thoái vốn nhà nước đầu tư tại các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,… để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở phân tích kết quả, vướng mắc, nguyên nhân, tồn tại, sắp tới Thành phố kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 theo hướng kế thừa và tích hợp tất cả các cơ chế chính sách mà TP.HCM cần Trung ương hỗ trợ để phát triển tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước.

Trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù đối với đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Thủ Đức và phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố. Ngoài ra, sẽ tiếp tục áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực tài chính - ngân sách…

Sau khi Thành ủy TP.HCM ban hành Nghị quyết số 08 và Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 25, Uỷ ban nhân dân TP.HCM đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 54, Nghị quyết số 25 với 21 nội dung, đề án cụ thể. Trong đó, nội dung đầu tiên được triển khai là chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức tối đa là 1,8 lần mức lương theo ngạch, bậc.

Chính sách này, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân TP.HCM là phù hợp với năng suất thực tế của người lao động Thành phố, tức gấp 2,7 lần bình quân chung cả nước, đã tạo động lực, cải thiện đời sống, khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó lâu dài. Dù mức tăng thêm chưa đạt được hệ số tối đa 1,8 như Nghị quyết 54 nhưng đã thúc đẩy cán bộ, công chức và người lao động làm việc tích cực hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Về quản lý đầu tư, TP.HCM đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư năm dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách Thành phố, với tổng mức vốn đầu tư hơn 12.900 tỷ đồng; điều chỉnh chủ trương đầu tư 01 dự án từ nhóm B lên nhóm A sử dụng vốn ngân sách Thành phố, với tổng mức đầu tư hơn 4.849 tỷ đồng.

Về đặc thù trong quản lý đất đai, Nghị quyết 54 trao quyền cho hành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên, giúp rút gọn quy trình, tiết kiệm thời gian thay vì phải mất khoảng sáu tháng để chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ như trước.

Về cơ chế phân cấp, ủy quyền từ thành phó cho cấp huyện, Thành phố đã ấp dụng đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Cụ thể, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính về các lĩnh vực được ủy quyền ở một số cơ quan, đơn vị… “Những chính sách đặc thù của Nghị Quyết 54 đã tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, là đầu tàu kinh tế - xã hội tăng tốc và phát triển”, vị đại diện chính quyền TP.HCM thừa nhận.

Uỷ ban nhân dân T.PHCM đề xuất Quốc hội bổ sung vào nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 một chương về cơ chế đặc thù phát triển TP. Thủ Đức.
Uỷ ban nhân dân T.PHCM đề xuất Quốc hội bổ sung vào nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 một chương về cơ chế đặc thù phát triển TP. Thủ Đức.

Các đại biểu Quốc hội đã đánh giá, Nghị quyết số 54 trao một số cơ chế đặc thù cho TP.HCM giúp tạo động lực mới, tích cực để một đô thị đặc biệt, đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước tăng tốc phát triển. Tuy nhiên, theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng thừa nhận, việc thực hiện Nghị quyết 54 thời gian qua chưa mang lại kết quả như mong đợi và đề nghị Uỷ ban nhân ân TP.HCM cần phân tích sâu các nguyên nhân, tiếp thu các ý kiến góp ý để xây dựng dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 trình Quốc hội.

Được biết, dự kiến trong tháng 6/2022, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo báo cáo thực hiện Nghị quyết 54 và dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54. Thành phố kỳ vọng Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết mới vào cuối năm 2022.

 

Trong số các kiến nghị, Uỷ ban nhân dân T.PHCM đề xuất Quốc hội bổ sung vào nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54 một chương về cơ chế đặc thù phát triển TP. Thủ Đức; trong đó, tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm thông qua việc phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước từ TP.HCM cho TP. Thủ Đức. 

Về số lượng biên chế hành chính, TP.HCM kiến nghị Trung ương cho phép Thành phố được chủ động giao biên chế đối với Uỷ ban nhân dân TP. Thủ Đức như: Bố trí số lượng biên chế khối chính quyền TP. Thủ Đức năm 2025 tối đa 3/4 số lượng biên chế được giao của ba quận trước khi hợp nhất (quận 2, 9 và Thủ Đức) và giảm dần qua từng năm. Tăng số lượng phó chủ tịch uỷ ban nhân dân TP. Thủ Đức không quá bốn người. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate