March 04, 2014 | 15:45 GMT+7

Triều Tiên được lợi vì bất ổn ở Ukraine?

Diệp Vũ

Một vấn đề cần lưu tâm là thời điểm mà Triều Tiên phóng tên lửa Scud mấy ngày qua

Mô hình tên lửa tại một khu tưởng niệm ở Triều Tiên - Ảnh: AFP/Getty.<br>
Mô hình tên lửa tại một khu tưởng niệm ở Triều Tiên - Ảnh: AFP/Getty.<br>
Theo nhận định của tờ Wall Street Journal, Triều Tiên có vẻ như đang là một đối tượng được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng leo thang ở Ukraine.

Sáng sớm ngày 3/3, Triều Tiên phóng hai quả tên lửa tầm ngắn. Trước đó, vào ngày thứ Năm tuần trước, nước này phóng 4 quả tên lửa tương tự.

Sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ ra đánh giá ban đầu cho rằng, động thái này không hề vi phạm các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.

“Đó là loại tên lửa tầm ngắn Scud mà họ được phép thử. Tuy nhiên, chúng tôi luôn kêu gọi Triều Tiền kiềm chế có những hành động khiêu khích”, phát ngôn viên Steve Warren của Lầu năm ngóc nói.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, ông Warren đã lên tiếng đính chính những gì ông đã nói và lưu ý rằng, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cấm Triều Tiên “phóng bất kỳ tên lửa đạn đạo nào, bao gồm bất kỳ tên lửa Scud nào”.

Ngày 3/3, sau khi hai tên lửa của Triều Tiên được phóng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đưa ra quan điểm tương tự của ông Warren. Bà Psaki nói rằng, tên lửa Scud-C của Triều Tiên có thể đi quãng đường dài khoảng 500 km.

“Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên kiềm chế có những hành động gây hấn làm gia tăng căng thẳng, và thay vào đó tập trung vào hoàn thành các nghĩa vụ và cam kết quốc tế, bao gồm tuân thủ các nghị quyết số 1718, 1874 và 2094 của Liên hiệp quốc”, bà Psaki phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ diễn ra ở thủ đô Washington.

Các quan chức Hàn Quốc cũng đã lên tiếng yêu cầu Triều Tiên dừng phóng tên lửa và nói sẽ thảo luận với các quốc gia khác để giải quyết việc Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, có vẻ như Liên hiệp quốc sẽ không có hành động gì để phản ứng trước vụ việc này.

Có hai nguyên nhân ở đây. Thứ nhất, Mỹ và các nước láng giềng của Triều Tiên chủ yếu lo ngại loại tên lửa đạn đạo tầm xa của Bình Nhưỡng, chẳng hạn tên lửa mà nước này phóng thử thành công vào tháng 12/2012. Một vài tên lửa Scud có thể bay tới Hàn Quốc và một số vùng của Nhật, nhưng với vụ thử vào cuối năm 2012, Triều Tiên cho thấy khả năng tiềm tàng đe dọa bờ biển phía Tây của Mỹ.

Bên cạnh đó, việc gắn vũ khí hạt nhân lên tên lửa Scud đòi hỏi phải thu nhỏ kích thước của vũ khí đó tới mức bé hơn có thể gắn lên một tên lửa tầm xa. Trong khi đó, theo giới quan sát quốc tế Triều Tiên chưa đạt tới trình độ như vậy.

Và thứ hai, một vấn đề cần lưu tâm là thời điểm mà Triều Tiên phóng tên lửa Scud mấy ngày qua. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine rõ ràng đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới, tới mức mà nếu Triều Tiên có phóng thêm tên lửa Scud, thì quốc tế cũng chưa chắc đi tới hành động trừng phạt nước này. Bởi thế, một số chuyên gia cho rằng, Bình Nhưỡng đã có bước đi đầy tính toán để thử tên lửa vào thời điểm hiện nay.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate