Tại buổi lễ, nhà trường cũng công bố quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân và danh hiệu Chiến sĩ thi đua 2021-2022; thông báo kết quả của Hội đồng giáo sư Nhà nước về việc công nhận 2 ứng viên của Trường Đại học Khoa học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đạt tiêu chuẩn Phó giáo sư năm 2022.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập vào tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên ủy viên TW ĐCSVN (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – làm Hiệu trưởng.
Nhà trường là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực (trên 27 ngành); đa cấp (Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ), đa hình thức (Chính quy, Liên thông, Vừa làm vừa học, Từ xa). Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật – công nghệ thực hành; Bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giởi y thuật và giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đaiạ hóa đất nước.
Với quy mô đào tạo 25 – 30 nghìn sinh viên/ năm. Tổng số cán bộ, nhà giáo và người lao động: 1196 (tính đến ngày 30/6/2022). Có 20 Giáo sư (1,72%), Phó Giáo sư: 73 (6,00%), Tiến sĩ: 127 (14,60%), Thạc sỹ: 662 (56,89%), Cử nhân: 241 (20,70%); trình độ khác: 39 người (3,30%).
Chất lượng được xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định thương hiệu và uy tín của Đại học Kinh doanh và Công nghệ trong suốt hơn 26 năm qua.
Để đạt được mục tiêu đó, song song với đổi mới chương trình đào tạo, chuẩn hóa khâu thi và kiểm tra, nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng văn hóa học đường “Đoàn kết – Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm – Văn minh”…
Nhà trường lấy đào tạo nghề nghiệp – thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn; không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Mỗi cán bộ, giảng viên là tấm gương sáng về đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, năng lực sáng tạo trong giảng dạy. Sinh viên tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, miệt mài nghiên cứu khoa học, xây dựng nền nếp kỷ cương học đường.