Chỉ trong một thời gian ngắn, thị trường đón nhận hàng loạt tin tích cực từ chính sách vĩ mô Chính phủ ban hành liên quan đến cơ cấu nhóm nợ, giãn nợ, gỡ khó cho vay tiêu dùng. Bất ngờ là ở chỗ, độ lỳ quá vững, VN-Index không bật tăng như mong đợi ngược lại quay đầu giảm thêm 1,5 điểm nữa về vùng 1.041 điểm.
Lực bán chủ động tăng mạnh vào cuối phiên đẩy thanh khoản đạt 10.700 tỷ đồng, tuy vậy mức này giảm đáng kể so với phiên cuối tuần trước. Điểm tích cực là khối ngoại mua ròng 245,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 162,8 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, VPB, VCB, SAB, VHC, DGW, FRT, DXG, PLX, HHV
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MSN, SSI, VNM, STB, VRE, BMP, NLG, VIC, GAS
Nhà đầu tư Cá nhân cũng mua ròng 313,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 336,4 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MSN, SSI, ACB, VNM, VIC, VRE, SBT, MWG, HAX, MSB
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Tài nguyên Cơ bản, Dầu khí. Top bán ròng có: HPG, VPB, VND, DGW, TCB, SAB, SHB, FRT, STG
Tự doanh mua ròng 144,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 58,5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Công nghệ Thông tin, Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, FUEVFVND, DPM, POW, MBB, TCB, VNM, BWE, ACB, PTB. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm SSI, HCM, HPG, E1VFVN30, VIC, MSN, VCB, VIB, HDB, MWG
Nhà đầu tư tổ chức trong nước ngược chiều bán ròng 699 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 115,1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có ACB, FPT, SBT, MWG, MSB, MSN, MBB, CII, REE, VCB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có STB, TCB, VND, NLG, HDG, SHB, VHM, DBC, E1VFVN30, STG.
Top các giao dịch thỏa thuận hôm nay gồm nhiều cổ phiếu ngân hàng (MSB, EIB, SHB, VPB, HDB, SSB, STB), trong đó MSB có giao dịch lớn nhất (348 tỷ đồng). Ngoài ra, HPG, MSN và hai quỹ (FUEVFVND, E1VFVN30) cũng có giao dịch đáng chú ý. Nhà đầu tư nước ngoài có lượng giao dịch trên 50 tỷ đồng với MSB, HPG, FUEVFVND, E1VFVN30, MWG, VNM.
Nhóm cổ phiếu Ngân hàng có tỉ trọng giao dịch tăng mạnh từ 12,38% lên 16,57%. Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao bao gồm SHB, STB, VPB, TPB, LPB, TCB, MBB, VIB, CTG, SHB với 6/10 mã tăng điểm.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI-Abs vào nhóm Ngân hàng đang tăng có xu hướng giảm, tuy nhiên chỉ số dòng tiền FMI-Rel trong mối tương quan với thị trường cũng đang ở mức rất thấp dù có cao hơn mức đáy vào ngày 11/4/2023.
Nhóm cổ phiếu Bất động sản có tỉ trọng giao dịch tăng từ 22,01% lên 22,94%. Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao bao gồm NVL, DIG, HQC, VRE, NLG, DXG, CEO, VIC, VHM, KBC với 6/10 mã tăng điểm.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI-Abs vào nhóm Bất động sản vẫn đang có xu hướng giảm, tuy nhiên chỉ số dòng tiền FMI-Rel trong mối tương quan với thị trường vẫn tiếp tục ở mức cao.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm xuống 35,1%. Chỉ số VN30 chỉ giảm 0,01 điểm, gần như không thay đổi. Dòng tiền vào VN30 tập trung vào NVL, HPG, SSI, STB, VPB, MWG, MSN, TPB, VRE, TCB với 5/10 mã tăng điểm, cho thấy lực mua bán cân bằng.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID giảm xuống 45,21%. Chỉ số VNMID giảm 0,46%. Dòng tiền tập trung vào các mã DIG, SHB, VIX, VND, HSG, LPB, DBC, NLG, SBT, BCG với 4/10 mã tăng điểm, cho thấy lực bán mạnh hơn.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VNSML giảm xuống 14,72%. Chỉ số VNSML tăng 0,36%. Dòng tiền tập trung vào các mã HQC, BSI, LCG, TCM, HAX, IDI, AGR, HHV, ORS, BAF với 5/10 mã tăng điểm, cho thấy lực mua bán cân bằng.