June 22, 2022 | 15:55 GMT+7

Tỷ giá sẽ leo lên 23.600 VND/USD trước áp lực từ FED

Ngân Hà -

Các đồng tiền mới nổi châu Á, bao gồm VND sẽ đối mặt với áp lực giảm giá thêm nữa khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng thêm lãi suất trong nửa cuối năm 2022…

UOB dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng lên 5% vào năm 2023.
UOB dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ tăng lên 5% vào năm 2023.

Bộ phận Kinh tế toàn cầu và Nghiên cứu thị trường của Ngân hàng UOB vừa công bố Báo cáo Triển vọng toàn cầu quý 3 năm 2022, trong đó có đề cập đến thị trường Việt Nam.

Theo đó, UOB nhận định kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định trong bối cảnh rủi ro bên ngoài gia tăng.

TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH

Dữ liệu gần đây cho thấy đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong quý 2/2022, lĩnh vực sản xuất 5 tháng đầu năm tiếp tục tăng mạnh 9,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số Quản lý thu mua (PMI) tăng tháng thứ 8 liên tiếp.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã dần tăng trở lại trong tháng 5 bất chấp bối cảnh bất ổn từ xung đột Nga-Ukraine và giá hàng hóa tăng.

Mặc dù vốn FDI đăng ký đầu năm giảm 16,3% so với cùng kỳ xuống 11,71 tỷ USD nhưng theo UOB, mức giảm này là so với nền cao ở năm 2021 vì con số đạt được tương đương với mức của năm 2020.

Ngoài ra, tổng thương mại bán lẻ trong 5 tháng đầu năm tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước, được hỗ trợ bởi sự hồi phục của lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid-19.

Dự báo về mức độ tăng trưởng GDP, UOB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức 6,5%, trong đó tăng trưởng GDP quý 2 và quý 3 lần lượt là 6% và 7,6%.

“Mức 6,5% cho năm nay cũng phù hợp với kế hoạch của Chính phủ là 6-6,5%”, UOB nhận định.

Mặc dù dự báo triển vọng tăng trưởng là tích cực song UOB cho rằng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro đang xảy ra bên ngoài. Đó là xung đột Nga-Ukraine và tác động đến giá cả hàng hóa; gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt toàn cầu; và rủi ro về Covid-19.

Đáng chú ý, trong số những rủi ro này, giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng chi phí lạm phát ở Việt Nam. Đặc biệt, chi phí liên quan đến vận tải đã tăng với tốc độ hai con số trong 14 tháng qua.

Với hơn 100 ngày xung đột Nga – Ukraine và sự căng thẳng cũng như các lệnh trừng phạt chưa có dấu hiệu giảm bớt, UOB dự báo tỷ lệ lạm phát chính của Việt Nam ở mức 3,7% vào năm 2022 nhưng sẽ tăng lên mức 5% vào năm 2023.

ĐỒNG VND TIẾP TỤC XU HƯỚNG GIẢM GIÁ

Với triển vọng không chắc chắn từ môi trường địa chính trị và bối cảnh lạm phát trong nước tiếp tục được quản lý tốt, UOB tin rằng Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng để giữ ổn định lãi suất để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế.

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu 2,5% sẽ được duy trì ở mức thấp kỷ lục này cho đến ít nhất là cuối năm 2022.

Tuy nhiên, với động thái quyết liệt hơn trong việc thắt chặt chính sách từ FED, UOB dự đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ có xu hướng khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ quý 2/2023 hoặc sớm hơn nếu đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì và các rủi ro bên ngoài đáng quan ngại hơn.

Trong bối cảnh đó, VND không đứng ngoài xu thế giảm giá của các đồng tiền châu Á từ động thái tăng lãi suất quyết liệt của FED và lo ngại về sự suy thoái sâu hơn của Trung Quốc.

Tỷ giá VND/USD đã tăng khoảng 1,7% trong quý 2/2022 lên 23.215, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020.

Tuy vậy, được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát, xu hướng giảm của VND là khiêm tốn khi so sánh với Chỉ số các đồng tiền châu Á (ADXY) đã giảm hơn 4% trong quý.

Trong thời gian tới, tổ chức này đánh giá các đồng tiền mới nổi ở châu Á bao gồm VND sẽ đối mặt với áp lực giảm giá thêm nữa khi FED có nhiều khả

Theo đó, UOB dự báo là tỷ giá VND/USD sẽ đạt mốc 23.400 trong quý 3/2022, 23.500 trong quý 4/2022, 23.550 trong quý 1/2023 và 23.600 trong quý 2/2023.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate