Cục Hội chợ và Triển lãm Thái Lan (TCEB) mới đây đã tổ chức Diễn đàn kinh doanh tại Việt Nam nhằm giới thiệu. thu hút các doanh nghiệp Việt Nam tham dự các triển lãm tổ chức ở Thái Lan. Theo số liệu từ TCEB, tính từ đầu năm 2023 tới nay, đơn vị này đã tổ chức hơn 45 triển lãm quốc tế để quảng bá nền công nghệ, sự đổi mới và thúc đẩy sự hợp tác trong các ngành công nghiệp.
Khi tham gia các triển lãm này, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường với 600 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận các công nghệ hàng đầu, mở ra cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến trong khu vực. Hiện, đã có hơn 70 hiệp hội, doanh nhân, nhà sản xuất và các cơ quan chính phủ của Việt Nam đã tham gia sự kiện này.
Nhân dịp này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi kỹ hơn với ông Puripan Bunnag, Phó Chủ tịch TCEB về mối quan hệ ngành du lịch giữa hai nước Thái Lan - Việt Nam.
Sau 2 năm đóng băng vì Covid-19, dường như Thái Lan đã nhanh chân hơn các quốc gia khác trong thu hút khách du lịch khi lượng khách nhanh chóng trở lại quốc gia này, xin ông chia sẻ thành tựu của ngành du lịch Thái Lan hậu Covid và bí quyết gì đã giúp Thái Lan ghi nhận được những thành tựu trên?
Trong khoảng thời gian diễn ra Covid, Chính phủ Thái Lan và các bộ ngành cũng đã có chính sách liên quan tới du lịch cũng như ngành công nghiệp MICE. Phuket Sandbox là một ví dụ. Điều đó thể hiện Thái Lan có tiềm năng thu hút du lịch và thu hút về ngành công nghiệp MICE. Sau khi tình hình Covid trở nên tốt hơn, Thái Lan mở cửa, thu hút người nước ngoài đến Thái Lan bằng chính sách liên quan tới y tế công cộng. Chính sách của Chính phủ Thái Lan ủng hộ xúc tiến đảm bảo những người du lịch đến Thái Lan được an toàn.
Về con số, khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan 300.000 lượt và khách du lịch Việt Nam tới Thái Lan chiếm 10% khoảng 30.000 lượt trong ngành MICE.
Nếu so sánh thì chi phí của một khách du lịch cho ngành du lịch MICE cao hơn du lịch thông thường gấp 3 lần, và trung bình một người chi tiêu khoảng 60.000 baht tương đương 40 triệu đồng để du lịch ngành MICE Thái Lan. Con số này du lịch thông thường rơi vào khoảng 13-14 triệu đồng/lượt khách tham quan Thái Lan.
Tính từ đầu năm đến tháng 7/2023, khách du lịch Thái Lan sang Việt Nam 289.880 lượt trong khi đó, tính đến tháng 5/2023, khách Việt Nam sang Thái Lan khoảng 400.000 lượt, con số này hiện giờ đã có thể lên đến 600-700.000 lượt. Vì sao khách du lịch Thái Lan không ưa thích đến Việt Nam, thưa ông?
Khi mà người ta đi du lịch, đầu tiên họ quan tâm đến chuyến bay, thứ hai là địa điểm du lịch, thứ ba là việc mình quảng bá như thế nào. Khách Thái Lan cũng yêu thích Việt Nam và đi du lịch Việt Nam nhiều. Tuy nhiên, chúng ta nhìn tổng quan thì thấy, khách du lịch quốc tế bị giảm trên toàn cầu thì khách du lịch Thái Lan cũng tương tự vậy. Khách du lịch toàn thế giới sau Covid-19 chỉ bằng 50% trước Covid. Việt Nam cũng nên quảng bá thêm về đất nước của mình.
Vừa rồi bên Thái Lan có đoàn khách doanh nhân Việt Nam sang thăm theo lời mời bên Tổng cục Kinh tế Thái Lan. Sự kiện mới được tổ chức cách đây mấy ngày, góp phần thu hút nguồn đầu tư cũng như khách du lịch Việt Nam, hai bên đã trao đổi và tạo ra cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Thái Lan. Việt Nam và Thái Lan hiện tại cũng có chương trình quảng bá kinh tế chung, và đây là cơ hội để thu hút thêm khách Việt Nam đến Thái Lan trong thời gian này và ngược lại.
Trong quá trình làm việc tại TCEB, tôi cũng có cơ hội được đến Việt Nam, bên tổ chức đã đưa nhiều doanh nhân ngành công nghiệp MICE cũng như ngành du lịch Thái Lan đến đây. Tôi đã đến Hà Nội, Tp.HCM, Hội An; Đà Nẵng. Tôi có một lần được đi chơi thực sự ở Bà Nà Hill. Cá nhân tôi thấy, Việt Nam có tiềm năng trong ngành du lịch, hiện tại Phu Ket cũng có kế hoạch kết thân anh em với bên Đà Nẵng. Nếu chương trình này diễn ra thành công là cơ hội thu hút khách du lịch hai bên Thái Lan sang Việt Nam và Việt Nam sang Thái Lan.
Trong vòng 1 năm tới, bên Thái có nhiều triển lãm cũng như hội chợ, có nhiều cơ hội để mời doanh nghiệp Việt Nam sang Thái Lan.
Thái Lan đã rất thành công trong việc xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, và ngành du lịch dường như cũng đang có những bước tiến tương tự. Vậy, hai ngành này có sự hợp tác nào để thúc đẩy khách du lịch quốc tế tới Việt Nam từ đó đẩy mạnh chi tiêu mua sắm bán lẻ tại Việt Nam không, thưa ông?
Những người mà làm ngành bán lẻ họ thường tổ chức nhiều cuộc họp, sự kiện khác nhau và họ thường xuyên di chuyển tìm nguồn hàng, việc di chuyển liên tục cũng sẽ thu hút thêm nhiều người đi cùng. Và năm nay, Chủ tịch ngành Công thương bên Thái Lan cũng đã có kế hoạch đưa các doanh nghiệp Thái Lan sang giao lưu Việt Nam. Điều này xúc tiến quan hệ trao đổi hàng hóa giữa hai bên cũng như thêm cơ hội cho cả hai bên trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch.
Xin ông đánh giá tiềm năng về thị trường ngách du lịch MICE của Việt Nam? Ngoài thị trường MICE, theo quan sát của ông Việt Nam có thị trường ngách nào về du lịch để có thể khai thác và bứt phá?
Qua kinh nghiệm làm việc với công ty Việt Nam, tôi đánh giá Việt Nam sẵn sàng trao đổi tạo cơ hội làm việc giữa hai bên trong ngành MICE. Lợi thế của Việt Nam là hạ tầng ở những thành phố lớn tốt sẵn rồi nhưng có thể cần quảng bá thêm về những thành phố vệ tinh ngoài Sài Gòn, Hà Nội hay Đà Nẵng.
Ngoài MICE ra, thị trường du lịch sức khỏe cũng là cơ hội phát triển của Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam cũng là món ăn tốt cho sức khỏe, Thái Lan cũng vậy, hai nước có thể quảng bá những điểm này để thu hút khách du lịch hai bên.
Cuối cùng, Thái Lan có thể khai thác được gì từ thị trường du lịch Việt Nam trong thời gian tới, hay nói cách khác Thái Lan dự kiến thu hút bao nhiêu khách du lịch Việt Nam trong năm 2023?
Hi vọng từ giờ tới cuối năm Thái Lan thu hút khách du lịch Việt Nam 700-800 nghìn lượt, con số này khả năng cao đạt được vì hiện tại Thái Lan - Việt Nam có đường bay hàng ngày. Và khách du lịch Vịet Nam cũng có thể di chuyển bằng đường nội bộ sang Thái Lan.