Phạm vi nghiên cứu tiếp bao gồm các khu vực lân cận như: Vườn quốc gia Núi Chúa, các không gian lân cận nằm ngoài phạm vi lập quy hoạch, để đảm bảo khớp nối đồng bộ về tổ chức không gian, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận. Phần trên biển có quy mô khoảng 19.200 ha, là dải không gian mặt nước biển gắn kết với không gian trên bờ, trong phạm vi khoảng từ 2 - 3 km từ đất liền;
Riêng diện tích lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không gian ven biển tỉnh Ninh Thuận, thuộc địa giới hành chính của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Trong đó, phần trên đất liền có quy mô khoảng 10.200 ha và phát triển các khu vực khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển dự kiến khoảng 2.000 ha.
Dự kiến quy mô dân số khu vực này đến năm 2030 là khoảng 140.000 người, đến 2045 khoảng 300.000 người; Quy mô khách du lịch đến năm 2030 đón khoảng 6 triệu lượt khách (khách quốc tế khoảng 1.400.000 lượt); đến 2045 đón khoảng 10 triệu lượt khách (khách quốc tế khoảng 2.500.000 lượt).
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp quy hoạch chung xây dựng cho Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ đến năm 2045 để khai thác các giá trị và tiềm năng tổng thể để phát triển du lịch và kinh tế - xã hội. Đồng thời là cơ sở pháp lý về quy hoạch để quản lý, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển các khu vực ven biển tỉnh Ninh Thuận, trở thành một trong các vùng du lịch trọng điểm quốc gia, là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, cả nước và quốc tế.
Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ được phê duyệt cũng là cơ sở để lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong khu du lịch quốc gia; Phát triển Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trong mối liên kết chặt chẽ với các tiềm năng du lịch quan trọng khác phía Tây tỉnh Ninh Thuận, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.