Trước tác động tiêu cực lan rộng của cuộc khủng hoảng ở Phố Wall và những khó khăn trong nước, các cơ quan chức năng của Nga đã cho tạm ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán nước này, với mục đích ngăn chặn tình trạng giá cổ phiếu sụt giảm quá mạnh.
Hôm nay (18/9), đã là ngày thứ ba các sàn giao dịch chứng khoán của Nga là Micex Stock Exchange và RTS Exchange có hiện tượng ngừng giao dịch. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga cũng khẩn cấp bơm vốn vào hệ thống tài chính của nước này để tăng cường thanh khoản cho thị trường.
Khủng hoảng niềm tin
Theo hãng tin AP, vào ngày hôm kia (16/9), thị trường chứng khoán Nga đã ngừng giao dịch khoảng 1 giờ đồng hồ do chỉ số Micex Index sụt giảm tới 17,5%, mạnh nhất trong vòng 1 thập kỷ. Đồng thời, hàn thử biểu RTS cũng sụt giảm 11,5%.
Tờ Moscow Times của Nga cho biết, tiếp đó, vào ngày hôm qua (17/9), sàn Micex đã ngừng giao dịch vô hạn định vào lúc 12h10 trưa, sau khi hàn thử biểu chính của sàn sụt giảm 16,8%. Trước đó ít phút, Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang Nga cũng đóng cửa sàn RTS vào lúc 12h01 sau khi chỉ số chính của sàn này sụt 7,6% trong 1 giờ đồng hồ.
Theo quy định của thị trường tài chính Nga, các cơ quan chức nay phải ngừng giao dịch nếu một trong hai chỉ số trên sụt giảm hơn 10%.
Theo người phát ngôn Alexei Gerasyuk của sàn Micex, giá đóng cửa của các cổ phiếu được tính dựa trên giá trung bình của thời gian giao dịch 30 phút trước khi thị trường ngừng giao dịch. Còn mức điểm đóng cửa cho hai thị trường là RTS giảm 6,4%, và Micex giảm 3,1%.
Theo tin mới nhất, ngày hôm nay (18/9), thị trường chứng khoán Nga vẫn chưa mở cửa trở lại.
Theo tờ Moscow Times, động thái này đóng cửa thị trường chứng khoán của các nhà chức trách Nga như lần này là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, việc ngừng giao dịch trên hai sàn chứng khoán của nước này xuất phát nguyên nhân trực tiếp là giá cổ phiếu sụt giảm quá mạnh.
Trong phiên giao dịch hôm qua, nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng - tài chính của Nga đã gần như rơi tự do.
KIT Finance, một công ty môi giới tài chính lớn của Nga, cho biết công ty này đang đàm phán để bán lại cổ phần vì kẹt thanh khoản, làm dấy lên nỗi lo ngại về khả năng cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện nay có thể dẫn tới hàng loạt vụ phá sản trong ngành ngân hàng. KIT Finance cho biết, công ty này đang ở giai đoạn đàm phán cuối để bán lượng cổ phần kiểm soát cho công ty tài chính Leader Asset Management.
Giá cổ phiếu của hai ngân hàng lớn của Nga đã mất giá tới gần 1/5 chỉ trong vòng có 1h đồng hồ trong phiên giao dịch hôm qua. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Nga là VTB sụt tới 22,5%, cổ phiếu của ngân hàng lớn thứ hai nước này là Sberbank giảm 20,4%, sau khi đã tăng mạnh trước thông tin phát đi từ Mỹ về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp quản tập đoàn bảo hiểm AIG.
Trước tình hình xấu đi, ngày hôm qua, Bộ Tài chính Nga đã cam kết sẽ bơm 1.130 tỷ Rúp (tương đương 44 tỷ USD) để tăng cường tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nước này. Đồng thời, ngân hàng Trung ương Nga bơm số tiền kỷ lục 14,1 tỷ USD vào thị trường tài chính.
Lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng tại Nga trong ngày 17/9 đã tăng tới mức kỷ lục 11,1%, so với mức 5,7% cách đây 1 tháng.
Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang cho biết, họ vẫn đang trong quá trình xem xét thời điểm mở cửa trở lại thị trường sao cho phù hợp. Các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nga, Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang, các sở giao dịch, và Hiệp hội Thị trường Chứng khoán Quốc gia Nga chiều qua đã tiến hành họp để bàn các biện pháp giải quyết khủng hoảng.
Andrei Kukk, một nhà giao dịch chứng khoán tại công ty đầu tư UralSib của Nga cho rằng, Chính phủ cần phải kiểm soát cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường tài chính nước này ở mức nhanh nhất có thể bằng cách bơm vốn vào thị trường.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, việc ngừng giao dịch là một biện pháp phản tác dụng, vì thị trường nên được tự điều chỉnh.
Vì đâu nên nỗi?
Gần đúng 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 1998, thị trường chứng khoán Nga lại có thêm một đợt chao đảo mạnh. Từ đầu tháng 7 tới nay, sàn RTS đã mất tới 64% giá trị, tương đương với khoảng 750 tỷ USD.
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Nga xuất phát từ cả những nguyên nhân trong và ngoài nước.
Theo Moscow Times, bên cạnh tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Phố Wall, thị trường này còn phải đối mặt với tình trạng rút vốn ra khỏi Nga do giới đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào thị trường này sau một số “cú sốc” trong quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền Nga, cũng như cuộc chiến Nam Ossetia.
Thêm vào đó, thời điểm này là thời gian mà các cá nhân và doanh nghiệp của Nga phải nộp thuế.
Mới chỉ vài tháng trước đây, các nhà tài chính và chính trị gia ở Nga vẫn khẳng định Nga là một thị trường tài chính an toàn, và miễn nhiễm khỏi cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Hồi tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga kết luận “không có tác động tiêu cực nào từ khủng hoảng thị trường tài chính nào toàn cầu tới thị trường Nga”.
Tuy nhiên, cú sốc lớn đầu tiên đối với thị trường chứng khoán Nga xuất hiện vào cuối tháng 7, sau khi Thủ tướng Putin bất ngờ công khai chỉ trích công ty thép hàng đầu nước này là Mechel vì hành vi lừa bịp giá cả và trốn thuế. Trước vụ Mechel là vụ tranh chấp gay gắt kéo dài nhiều tháng nhằm giành quyền kiểm soát công ty dầu TNK-BP giữa hãng BP của Anh và các đối tác Nga.
Sau cuộc chiến tại Gruzia, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh rút vốn mạnh khỏi thị trường Nga. Tiếp đó, nỗi sợ hãi lan sang các nhà đầu tư trong nước do khả năng mất giá xa hơn của đồng Rúp.
Giới quan sát nhận định, đối với nước Nga, nỗi sợ hãi lớn nhất lúc này là cuộc khủng hoảng ở Phố Wall sẽ khiến kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh, khiến giá dầu - mặt hàng xuất khẩu số một của nước này - giảm mạnh hơn. Hiện giá dầu đã giảm khoảng 35% so với mức đỉnh trên 147 USD/thùng hồi tháng 7.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích có quan điểm lạc quan, thị trường chứng khoán Nga sẽ sớm phục hồi, vì với chỉ số P/E hiện ở mức thấp 5 - 6 lần như hiện nay, các cổ phiếu của Nga sẽ lại sớm thu hút các nhà đầu tư.
Tổng thống Nga Medvedev trong ngày 15/9 vừa qua cũng lên tiếng trấn an giới đầu tư rằng không xảy ra khủng hoảng tài chính ở Nga, đồng thời khẳng định cam kết của Chính phủ Nga đối với cải cách kinh tế. Ông cũng hứa sẽ tăng cường thanh khoản cho hệ thống tài chính.
Tờ New York Times dẫn lời ông Medvedev tại một cuộc họp với giới doanh nhân Nga cho biết: “Nhiệm vụ của Chính phủ Nga lúc này là đảm bảo đủ thanh khoản cho thị trường trong nước”.
Thêm vào đó, những số liệu kinh tế vĩ mô của Nga cũng rất khả quan. GDP trong quý 2 của Nga tăng 7,5%, chỉ giảm nhẹ so với quý 1. Thặng dư thương mại nửa đầu năm nay của nước này đạt mức kỷ lục 260 tỷ USD, một phần nhờ doanh thu xuất khẩu kỷ lục 65 tỷ USD của tập đoàn dầu khí Gazprom, doanh nghiệp lớn nhất của Nga.
Mặc dù vậy, những người có quan điểm thận trọng thì cho rằng, những vấn đề cốt lõi của nền tài chính Nga mới là điều đáng ngại. Tiết kiệm dài hạn của người Nga gần như là con số 0 tròn trĩnh. Đa số dân Nga đều trông chờ vào đồng lương hưu từ phía nhà nước, ít người mua bảo hiểm. Không có những nguồn vốn dài hạn trong nước, Nga phải dựa vào những nguồn vốn đến từ bên ngoài.
Thêm nữa, trong điều kiện khủng hoảng hiện nay, sự “thèm muốn” của giới đầu tư quốc tế đối với các thị trường mới nổi lên nhiều rủi ro như Nga đã giảm mạnh. Thủ tướng Putin dự báo, vốn nước ngoài vào Nga năm nay sẽ chỉ đạt 50 tỷ USD, so với mức 81 tỷ USD năm ngoái.
Và đây sẽ là vấn đề thực sự của kinh tế Nga, chứ không chỉ của thị trường chứng khoán Nga.
Hôm nay (18/9), đã là ngày thứ ba các sàn giao dịch chứng khoán của Nga là Micex Stock Exchange và RTS Exchange có hiện tượng ngừng giao dịch. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga cũng khẩn cấp bơm vốn vào hệ thống tài chính của nước này để tăng cường thanh khoản cho thị trường.
Khủng hoảng niềm tin
Theo hãng tin AP, vào ngày hôm kia (16/9), thị trường chứng khoán Nga đã ngừng giao dịch khoảng 1 giờ đồng hồ do chỉ số Micex Index sụt giảm tới 17,5%, mạnh nhất trong vòng 1 thập kỷ. Đồng thời, hàn thử biểu RTS cũng sụt giảm 11,5%.
Tờ Moscow Times của Nga cho biết, tiếp đó, vào ngày hôm qua (17/9), sàn Micex đã ngừng giao dịch vô hạn định vào lúc 12h10 trưa, sau khi hàn thử biểu chính của sàn sụt giảm 16,8%. Trước đó ít phút, Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang Nga cũng đóng cửa sàn RTS vào lúc 12h01 sau khi chỉ số chính của sàn này sụt 7,6% trong 1 giờ đồng hồ.
Theo quy định của thị trường tài chính Nga, các cơ quan chức nay phải ngừng giao dịch nếu một trong hai chỉ số trên sụt giảm hơn 10%.
Theo người phát ngôn Alexei Gerasyuk của sàn Micex, giá đóng cửa của các cổ phiếu được tính dựa trên giá trung bình của thời gian giao dịch 30 phút trước khi thị trường ngừng giao dịch. Còn mức điểm đóng cửa cho hai thị trường là RTS giảm 6,4%, và Micex giảm 3,1%.
Theo tin mới nhất, ngày hôm nay (18/9), thị trường chứng khoán Nga vẫn chưa mở cửa trở lại.
Theo tờ Moscow Times, động thái này đóng cửa thị trường chứng khoán của các nhà chức trách Nga như lần này là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, việc ngừng giao dịch trên hai sàn chứng khoán của nước này xuất phát nguyên nhân trực tiếp là giá cổ phiếu sụt giảm quá mạnh.
Trong phiên giao dịch hôm qua, nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng - tài chính của Nga đã gần như rơi tự do.
KIT Finance, một công ty môi giới tài chính lớn của Nga, cho biết công ty này đang đàm phán để bán lại cổ phần vì kẹt thanh khoản, làm dấy lên nỗi lo ngại về khả năng cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện nay có thể dẫn tới hàng loạt vụ phá sản trong ngành ngân hàng. KIT Finance cho biết, công ty này đang ở giai đoạn đàm phán cuối để bán lượng cổ phần kiểm soát cho công ty tài chính Leader Asset Management.
Giá cổ phiếu của hai ngân hàng lớn của Nga đã mất giá tới gần 1/5 chỉ trong vòng có 1h đồng hồ trong phiên giao dịch hôm qua. Cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Nga là VTB sụt tới 22,5%, cổ phiếu của ngân hàng lớn thứ hai nước này là Sberbank giảm 20,4%, sau khi đã tăng mạnh trước thông tin phát đi từ Mỹ về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp quản tập đoàn bảo hiểm AIG.
Trước tình hình xấu đi, ngày hôm qua, Bộ Tài chính Nga đã cam kết sẽ bơm 1.130 tỷ Rúp (tương đương 44 tỷ USD) để tăng cường tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nước này. Đồng thời, ngân hàng Trung ương Nga bơm số tiền kỷ lục 14,1 tỷ USD vào thị trường tài chính.
Lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng tại Nga trong ngày 17/9 đã tăng tới mức kỷ lục 11,1%, so với mức 5,7% cách đây 1 tháng.
Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang cho biết, họ vẫn đang trong quá trình xem xét thời điểm mở cửa trở lại thị trường sao cho phù hợp. Các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nga, Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang, các sở giao dịch, và Hiệp hội Thị trường Chứng khoán Quốc gia Nga chiều qua đã tiến hành họp để bàn các biện pháp giải quyết khủng hoảng.
Andrei Kukk, một nhà giao dịch chứng khoán tại công ty đầu tư UralSib của Nga cho rằng, Chính phủ cần phải kiểm soát cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường tài chính nước này ở mức nhanh nhất có thể bằng cách bơm vốn vào thị trường.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, việc ngừng giao dịch là một biện pháp phản tác dụng, vì thị trường nên được tự điều chỉnh.
Vì đâu nên nỗi?
Gần đúng 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 1998, thị trường chứng khoán Nga lại có thêm một đợt chao đảo mạnh. Từ đầu tháng 7 tới nay, sàn RTS đã mất tới 64% giá trị, tương đương với khoảng 750 tỷ USD.
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Nga xuất phát từ cả những nguyên nhân trong và ngoài nước.
Theo Moscow Times, bên cạnh tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Phố Wall, thị trường này còn phải đối mặt với tình trạng rút vốn ra khỏi Nga do giới đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào thị trường này sau một số “cú sốc” trong quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền Nga, cũng như cuộc chiến Nam Ossetia.
Thêm vào đó, thời điểm này là thời gian mà các cá nhân và doanh nghiệp của Nga phải nộp thuế.
Mới chỉ vài tháng trước đây, các nhà tài chính và chính trị gia ở Nga vẫn khẳng định Nga là một thị trường tài chính an toàn, và miễn nhiễm khỏi cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Hồi tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga kết luận “không có tác động tiêu cực nào từ khủng hoảng thị trường tài chính nào toàn cầu tới thị trường Nga”.
Tuy nhiên, cú sốc lớn đầu tiên đối với thị trường chứng khoán Nga xuất hiện vào cuối tháng 7, sau khi Thủ tướng Putin bất ngờ công khai chỉ trích công ty thép hàng đầu nước này là Mechel vì hành vi lừa bịp giá cả và trốn thuế. Trước vụ Mechel là vụ tranh chấp gay gắt kéo dài nhiều tháng nhằm giành quyền kiểm soát công ty dầu TNK-BP giữa hãng BP của Anh và các đối tác Nga.
Sau cuộc chiến tại Gruzia, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh rút vốn mạnh khỏi thị trường Nga. Tiếp đó, nỗi sợ hãi lan sang các nhà đầu tư trong nước do khả năng mất giá xa hơn của đồng Rúp.
Giới quan sát nhận định, đối với nước Nga, nỗi sợ hãi lớn nhất lúc này là cuộc khủng hoảng ở Phố Wall sẽ khiến kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh, khiến giá dầu - mặt hàng xuất khẩu số một của nước này - giảm mạnh hơn. Hiện giá dầu đã giảm khoảng 35% so với mức đỉnh trên 147 USD/thùng hồi tháng 7.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích có quan điểm lạc quan, thị trường chứng khoán Nga sẽ sớm phục hồi, vì với chỉ số P/E hiện ở mức thấp 5 - 6 lần như hiện nay, các cổ phiếu của Nga sẽ lại sớm thu hút các nhà đầu tư.
Tổng thống Nga Medvedev trong ngày 15/9 vừa qua cũng lên tiếng trấn an giới đầu tư rằng không xảy ra khủng hoảng tài chính ở Nga, đồng thời khẳng định cam kết của Chính phủ Nga đối với cải cách kinh tế. Ông cũng hứa sẽ tăng cường thanh khoản cho hệ thống tài chính.
Tờ New York Times dẫn lời ông Medvedev tại một cuộc họp với giới doanh nhân Nga cho biết: “Nhiệm vụ của Chính phủ Nga lúc này là đảm bảo đủ thanh khoản cho thị trường trong nước”.
Thêm vào đó, những số liệu kinh tế vĩ mô của Nga cũng rất khả quan. GDP trong quý 2 của Nga tăng 7,5%, chỉ giảm nhẹ so với quý 1. Thặng dư thương mại nửa đầu năm nay của nước này đạt mức kỷ lục 260 tỷ USD, một phần nhờ doanh thu xuất khẩu kỷ lục 65 tỷ USD của tập đoàn dầu khí Gazprom, doanh nghiệp lớn nhất của Nga.
Mặc dù vậy, những người có quan điểm thận trọng thì cho rằng, những vấn đề cốt lõi của nền tài chính Nga mới là điều đáng ngại. Tiết kiệm dài hạn của người Nga gần như là con số 0 tròn trĩnh. Đa số dân Nga đều trông chờ vào đồng lương hưu từ phía nhà nước, ít người mua bảo hiểm. Không có những nguồn vốn dài hạn trong nước, Nga phải dựa vào những nguồn vốn đến từ bên ngoài.
Thêm nữa, trong điều kiện khủng hoảng hiện nay, sự “thèm muốn” của giới đầu tư quốc tế đối với các thị trường mới nổi lên nhiều rủi ro như Nga đã giảm mạnh. Thủ tướng Putin dự báo, vốn nước ngoài vào Nga năm nay sẽ chỉ đạt 50 tỷ USD, so với mức 81 tỷ USD năm ngoái.
Và đây sẽ là vấn đề thực sự của kinh tế Nga, chứ không chỉ của thị trường chứng khoán Nga.