December 16, 2014 | 09:57 GMT+7

“Việt Nam dừng nhập hoa quả Australia vì sợ ruồi”

Diệp Vũ

Australia đã không thể trấn an được những lo ngại của Chính phủ Việt Nam về vấn đề quản lý ruồi giấm (fruit fly) có ở hoa quả

Ông Hugh Molloy, một quan chức của công ty xuất khẩu hoa quả Antico, Australia - Ảnh: ABC.<br>
Ông Hugh Molloy, một quan chức của công ty xuất khẩu hoa quả Antico, Australia - Ảnh: ABC.<br>
Theo hãng tin ABC của Australia, nhà chức trách Việt Nam đã dừng cấp phép nhập khẩu cho lượng hoa quả tươi trị giá khoảng 40 triệu Đôla Australia từ nước này, bắt đầu từ tháng 1/2015.

Thông tin từ ABC hôm nay (16/12) cho biết, giới chức Australia đã không thể trấn an được những lo ngại của Chính phủ Việt Nam về vấn đề quản lý ruồi giấm (fruit fly) có ở hoa quả.

Loại ruồi này đã khiến Australia thiệt hại 300 triệu Đôla Australia vì mất thị trường xuất khẩu hoa quả tươi.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà xuất khẩu nông sản vườn Australia, bà Michelle Christoe, cho rằng, Bộ Nông nghiệp nước này đã không nỗ lực đủ để mở cửa thị trường và đã để mất một loạt thị trường xuất khẩu, bao gồm nhiều thị trường xuất khẩu nho.

“Nho tròn đỏ là loại nho Australia xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam. Tình hình thật tồi tệ khi chúng tôi mất thị trường Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Indonesia và giờ là thị trường Việt Nam”, bà Christoe nói.

Một tuyên bố của Bộ Nông nghiệp Australia cho hay, các quan chức nước này đang có mặt tại Việt Nam để đàm phán nhằm được mở cửa thị trường xuất khẩu hoa quả trở lại sớm nhất có thể.

Ông Hugh Molloy, một quan chức của công ty xuất khẩu hoa quả Antico, nói, công ty của ông hầu như không được cảnh báo gì về lệnh cấm của Việt Nam và không có đủ thời gian để tìm thị trường xuất khẩu mới cho mặt hàng cherry.

Cũng theo ông Molloy, hoạt động xuất khẩu hoa quả Australia sang Việt Nam vào mùa này rất sôi động, với các mặt hàng nho, cam và lê. Công ty của ông Molloy vừa chuyển hàng hoa quả cho một chuỗi siêu thị ở Tp.HCM.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate