June 27, 2023 | 07:26 GMT+7

Việt Nam vẫn là thị trường bất động sản ưa thích của nhà đầu tư

Thanh Xuân -

các nhà đầu tư đánh giá tích cực về thị trường bất động sản Việt Nam là do lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam đang phát triển nhanh với chỉ số cơ bản tiềm năng như: dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu trên đà tăng trưởng mạnh…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

"Khoảng 2 tháng trước, tại trụ sở Cushman & Wakefield (Singapore) đã chào đón 80 nhà đầu tư tổ chức lớn nhất thế giới, trong đó không ít đến từ châu Á. Ở sự kiện này, một số lãnh đạo công ty bất động sản thừa nhận, thị trường đầu tư bất động sản mà họ ưa thích có Nhật Bản, Úc và Việt Nam", ông Matthew Bouw, CEO toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Cushman & Wakefield thông tin.

Theo chuyên gia của Cushman & Wakefield, các nhà đầu tư đánh giá tích cực về thị trường bất động sản Việt Nam là do lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam đang phát triển nhanh với chỉ số cơ bản tiềm năng như: dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu trên đà tăng trưởng mạnh. Mặt khác, nhà đầu tư luôn muốn nhắm đến các thị trường ổn định, đáng tin cậy, mà Việt Nam lại rất tích cực cải thiện tính minh bạch, chấp hành pháp luật và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh nói chung. Những điều này điểm cộng giúp Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư bất động sản thương mại.

Thống kê gần đây của Cushman & Wakefield cho thấy, nhiều công ty đa quốc gia lớn gồm Lego, Panasonic, Samsung, LG, Sharp hiện đã, đang có mặt tại Việt Nam... Đây là tín hiệu thực sự tốt và đặc biệt nhóm ngành công nghiệp - hậu cần đang được ưu tiên. Bên cạnh đó, thị trường văn phòng cũng có ưu thế, đặc biệt văn phòng hạng A. Những tòa nhà văn phòng chiếm vị trí thuận lợi cùng yếu tố thân thiện với môi trường, cơ cấu khách thuê tốt, tăng trưởng cho thuê mạnh mẽ, thời hạn thuê hấp dẫn, công suất thuê cao luôn hấp dẫn nhà đầu tư.

Ngoài thị trường văn phòng, thị trường căn hộ chung cư hoặc nhà xây để cho thuê trở thành tài sản được tìm kiếm nhiều ở các thành phố trên thế giới. Điều này có được là do mật độ dân số đô thị ngày càng tăng, nên nguồn cung không tăng đủ để đáp ứng đủ nhu cầu, phân khúc nhà ở vì thế có thể sẽ tài sản tăng trưởng tốt ở một số thị trường trên khắp châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ này. Việt Nam đang sở hữu tất cả những lợi thế đó, cộng thêm tốc độ tăng trưởng GDP cao, ổn định… hứa hẹn là động lực cho sự phát triển lĩnh vực bất động sản. Các nhà đầu tư bất động sản đều nhìn thấy điều này.

Tuy nhiên, ông Matthew Bouw cũng lưu ý, Việt Nam phải tiếp tục khẳng định là một điểm đến tuyệt vời để đầu tư, với quy định phù hợp cũng như cơ sở hạ tầng tốt. Nơi nhà đầu tư có thể xin giấy phép và triển khai dự án một cách nhanh chóng, bằng cách duy trì những động lực tăng trưởng kèm theo yếu tố hỗ trợ cần thiết: tính minh bạch, tính tuân thủ nhằm tạo điều kiện cho sự tăng trưởng.

Đồng quan điểm, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn đầu tư Savill Việt Nam bình luận, từ góc độ quản lý Nhà nước thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý để dự án triển khai nhanh chóng. Việc này giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

Còn nhìn ở góc độ chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam, ông Khương cho biết các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng. Do đó, với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý là điều quan trọng để xem xét trước khi đầu tư. Bởi việc thực hiện đầu tư quá lâu chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và giá bán cao, không phù hợp đại bộ phận người dân.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate