Số lượng bất động sản nhà ở rao bán tại Tp.HCM và Hà Nội giảm khoảng 50% so với cùng kỳ trong 9 tháng của năm 2023 trong khi lượng mua nhà mới ở Trung Quốc giảm gần 10% so với cùng kỳ, sau khi đã giảm 25% trong năm 2022. Một số nhà đầu tư lo ngại rằng Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của bong bóng bất động sản điều này cản trở tăng trưởng kinh tế của đất nước trong vài năm tới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của VinaCapital, tình hình thị trường bất động sản Việt Nam hoàn toàn khác so với Trung Quốc nơi có lượng cung nhà trống quá lớn. Thị trường bất động sản Việt Nam cơ bản vẫn đang ở mức bình ổn, dù phải hứng chịu những khó khăn ngắn hạn khá nghiêm trọng.
Trung Quốc đã trải qua một chu kỳ "bùng nổ và vỡ" thường thấy của ngành bất động sản trong đó các ngân hàng cho vay quá mức vào thời kỳ đỉnh cao của thị trường khiến giá nhà tăng cao và dẫn tới thừa nguồn cung.
Việt Nam đã trải qua bong bóng bùng nổ và khủng hoảng bất động sản tương tự khiến tình hình kinh tế chạm đáy vào năm 2012. Nhưng kể từ thời gian đó, Việt Nam chưa trải qua thêm bất kỳ một khủng hoảng đổ vỡ bong bóng bất động sản nào nữa. Thêm vào đó, tình hình hiện tại chắc chắn không phải là hậu qua của bong bóng bất động sản - điều này được minh chứng bởi tỷ lệ nhà đất trống thực tế của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
Thực tế, Việt Nam không có đủ số lượng nhà ở mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng trung lưu. Tầng lớp này cần những căn hộ không quá đắt tiền tức là những căn hộ có giá khoảng 1.500m2 phục vụ nhu cầu nhà ở thông thường.
Nút thắt đầu tiên mà các chủ đầu tư đang phải đối mặt để xây thêm nhiều chung cư/đơn vị nhà ở là quy trình phê duyệt và quy hoạch của Việt Nam, vốn đã luôn khắt khe và đặc biệt trong những năm gần đây. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng đang rất cần được hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu mua đất/quỹ đất và xây dựng các dự án - việc này cũng đồng thời làm chậm tiến độ các dự án nhà ở.
Mức lãi suất ở Việt Nam đặc biệt cao khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp tục xây dựng các dự án. Việc các chủ đầu tư gặp khó khăn trong quy trình phê duyệt cũng như quy hoạch cũng ảnh hưởng nhiều đến vấn đề vay vốn vì các ngân hàng không hỗ trợ cho các dự án vay mà không có sự phê duyệt từ các cơ quan quản lý.
Cuối cùng, Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm giảm bớt những trở ngại mà các nhà phát triển bất động sản đang gặp phải khi xin phê duyệt cần thiết để tiến hành triển khai dự án. Những nỗ lực đó một phần xuất phát từ việc hoạt động phát triển bất động sản ở Việt Nam chậm lại đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng ở Việt Nam, điều này cũng gây sức ép lên mức chi tiêu của người dân.
Tuy nhiên, phát triển bất động sản chỉ đóng góp một phần nhỏ vào GDP của Việt Nam. Vì vậy, lĩnh vực phát triển bất động sản chậm không phải yếu tố chính làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay vì tốc độ phát triển bất động sản đã chậm lại kể từ năm ngoái. Và lĩnh vực bất động sản trì trệ ít tác động đến tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn so với Trung Quốc, bởi vì phát triển bất động sản chiếm một phần lớn trong nền kinh tế của quốc gia.