April 21, 2024 | 08:49 GMT+7

VN-Index giảm mạnh nhất 2 năm, nhà đầu tư cá nhân tháo chạy sau gần 11 tuần mua ròng

Tuệ Lâm -

Nhà đầu tư Cá nhân trong nước bán ròng 1.839 tỷ đồng. Phía bán ròng khớp lệnh, họ bán ròng 13/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 16/2024 tại 1.174,85 điểm, giảm 101,75 điểm tương đương giảm 7,97% so với đóng cửa tuần thứ 15, với thanh khoản tăng mạnh. Đây là mức giảm theo tuần mạnh nhất về điểm số kể từ giữa tháng 5/2022.

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên tính trên cả 3 sàn trong tuần 16 đạt 30.072 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 27.554 tỷ đồng, tăng 50,3% so với tuần trước và 8,5% so với trung bình 5 phiên.

Xét theo ngành, giá trị giao dịch bình quân phiên tăng ở phần lớn các ngành chủ chốt, trong đó tăng mạnh nhất ở ngành Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản, Thép, Xây dựng, Hóa chất, Thực phẩm, Dầu khí, Công nghệ Thông tin. Chỉ số giá của các ngành này cùng giảm trong tuần vừa qua.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1371.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1447.1 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GEX, MWG, GMD, DIG, VND, VIX, DGC, EVF, FTS, DPG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, FUEVFVND, CTG, VIC, VRE, HDB, MSN, VCB, MSB

Nhà đầu tư Cá nhân trong nước bán ròng 1.839 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, VRE, STB, VIC, CTG, SHB, LPB, TPB, MSN, MSB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 13/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: MWG, HPG, MBB, SSI, FPT, TCB, GMD, DGC, KDH.

VN-Index giảm mạnh nhất 2 năm, nhà đầu tư cá nhân tháo chạy sau gần 11 tuần mua ròng - Ảnh 1

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 483.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 679.1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Xây dựng và Vật liệu Top bán ròng có FUEVFVND, STB, VRE, LPB, VPB, CMG, BID, DBC, VCG, DIG.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng có HPG, MWG, TCB, SSI, HAH, KDH, KBC, ACB, GMD, VCB.

Tự doanh bán ròng 932.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 2000.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 15/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, MBB, HPG, FPT, MWG, ACB, SSI, CTG, HDB, VNM.

Top bán ròng là nhóm Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VIX, STB, E1VFVN30, VRE, BAF, FUEVN100, POW, TCH, DXG, HT1.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng lên ở ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Xây dựng, Thiết bị & Dịch vụ Dầu khí, Công nghệ Thông tin, Điện trong khi giảm ở Bất động sản, Nuôi trồng nông & hải sản, Hóa chất, Nhựa cao su & sợi, Vật liệu xây dựng. 

Tỷ trọng giá trị giao dịch giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML trong khi tăng lên ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.

Trong tuần 16/2024, dòng tiền tập trung ở nhóm VNMID với tỷ trọng giá trị giao dịch đạt 43,7%, tăng từ mức 39,3% của tuần 15 trước đó. Ngược lại, tỷ trọng giá trị giao dịch giảm từ 45% xuống còn 42,3% ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và từ 8,9% xuống 8,2% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên tăng ở cả 3 nhóm vốn hóa, trong đó nhóm VNMID tăng mạnh nhất (+4.183 tỷ đồng), tiếp đến là VN30 (+2.735 tỷ đồng) và VNSML (+481 tỷ đồng).

Về biến động giá, chỉ số VNMID và VNSML chịu áp lực bán mạnh hơn thị trường chung, với mức giảm lần lượt là -10,29% và -8,53%. Trong khi đó, chỉ số VN30 giảm -90,71 điểm tương đương -7,06%.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate