Giữa lúc đồng nghiệp ở các hãng xe đối thủ như Daimler, Fiat, General Motors (GM) và Peugeot ra sức chống khủng hoảng, thì giám đốc điều hành (CEO) Martin Winterkorn của hãng Volkswagen tỏ ra khá ung dung.
Mới đây, Volkswagen đã đảo lộn trật tự bàn đám phán với hãng xe thể thao Porsche, giành thế sẵn sàng mua lại hãng xe nhỏ con hơn này, từ chỗ suýt bị chính Porsche thâu tóm.
Sự trỗi dậy của Volkswagen trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này còn thể hiện ở mức thị phần được cải thiện. Trong nửa đầu năm nay, thị phần toàn cầu thuộc về hãng xe lớn nhất châu Âu của Đức này đã tăng lên mức 12% từ mức 9,9% cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận quý 2 vừa qua của Volkswagen đã giảm 83% so với cùng kỳ, nhưng giới đầu tư vẫn tỏ ra hết sức lạc quan vào triển vọng của hãng, giúp giá cổ phiếu của Volkswagen tăng 5% ngay sau khi thông tin này được công bố.
Theo nhận định của giới chuyên môn, Volkswagen đang được lợi từ những sức mạnh truyền thống, và thậm chí là cả từ một số điểm yếu truyền thống, của hãng. Volkswagen có một vị thế mạnh mẽ ở thị trường Mỹ Latinh - nơi hãng là nhà sản xuất ôtô số 1 - và tại Trung Quốc, nơi hãng cũng đang dẫn đầu thị trường, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của GM.
Thú vị nhất là mức thị phần khiêm tốn của Volkswagen tại Mỹ - thị trường xe hơi lớn nhất thế giới - rốt cục lại là một điều may mắn trong cuộc khủng hoảng này.
Hãng ôtô lớn nhất thế giới Toyota thời gian qua đã điêu đứng vì sự sụt giảm doanh số ở thị trường Mỹ và đang chuẩn bị phải đóng cửa một nhà máy ở bang California. Trong lịch sử của Toyota, chưa bao giờ hãng phải đóng cửa một nhà máy nào.
Lãnh đạo của Volkswagen đã tỏ ra tinh nhạy khi tận dụng tình hình này để điều chỉnh lại những nỗ lực xâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Volkswagen thừa hiểu, thị trường Mỹ là thị trường then chốt đối với bất kỳ nhà sản xuất ôtô nào có tham vọng vươn ra phạm vi toàn cầu. Bởi thế, hãng đã lên kế hoạch tăng cường doanh số tại thị trường Mỹ bằng một mẫu xe được gọi vui là “Toyota killer” (tạm dịch: “Kẻ tiêu diệt Toyota”).
Đây là một mẫu xe tầm trung được thiết kế riêng cho thị trường Mỹ và nhằm mục tiêu đối đầu trực tiếp với chiếc Camry của Toyota. Hiện nhà máy sản xuất chiếc xe này đang được gấp rút xây dựng ở bang Tennessee.
Volkswagen vẫn chưa thể bì kịp với Toyota và GM về doanh số xe toàn cầu, nhưng hai đối thủ lớn này của hãng đang chịu những tác động tiêu cực hơn từ sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ xe.
Trong nửa đầu năm 2009 này, doanh số thị trường ôtô toàn cầu đã giảm 18%. Tuy nhiên, mức sụt giảm doanh số 5% của Volkswagen là khiêm tốn nhất, đưa lượng xe mà hãng tiêu thụ được trong thời gian trên xuống còn 3,1 triệu xe. Trong khi đó, Toyota bán được 3,56 triệu xe, giảm 25% so với cùng kỳ. GM bán được 3,55 triệu xe, giảm 22%.
“Volkswagen đang ở một vị thế mạnh và đã thành công hơn trong việc chống khủng hoảng kinh tế so với các hãng xe khác”, nhà phân tích thị trường ôtô Tim Urquhart thuộc hãng phân tích IHS Global Insight nhận định.
Tuy vậy, sẽ không dễ để CEO Winterkorn của Volkswagen đạt mục tiêu đưa Volkswagen trở thành hãng xe lớn nhất thế giới vào năm 2018. Trước hết, Winterkorn cần bảo vệ vị trí dẫn đầu của Volkswagen tại Trung Quốc - thị trường được dự báo sẽ sớm trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
Theo số liệu của IHS Global Insight, Volkswagen hiện đang là hãng ôtô lớn nhất tại Trung Quốc, với doanh số 6 tháng đầu năm tại thị trường này tăng 22,7% so với cùng kỳ, đạt mức 652.200 xe. Tuy nhiên, hãng GM cũng đang “phất” lên rất nhanh ở Trung Quốc, bất chấp khó khăn ở các thị trường Mỹ, châu Âu và Mỹ Latin.
Sau khi hãng xe Porsche “hạ bệ” CEO Wendelin Wiedeking, con đường thâu tóm hãng xe thể thao này của Volkswagen đã rộng mở hơn bao giờ hết. Nếu có được Porsche, Volkswagen sẽ nâng cao được sức mạnh ở thị trường Mỹ, vì tuy Porsche chỉ nhằm vào thị trường ngách xe thể thao, nhưng lại nổi tiếng tại Mỹ hơn là các thương hiệu cao cấp Audi của Volkswagen.
“Hình ảnh của Volkswagen tại Mỹ có thể được cải thiện rất nhiều nhờ Porsche. Người Mỹ ít biết tới Audi, nhưng họ biết Porsche là một thương hiệu đẳng cấp, và điều đó sẽ giúp cho Volkswagen”, một chuyên gia của Đức nhận xét.
(Theo Time)
Mới đây, Volkswagen đã đảo lộn trật tự bàn đám phán với hãng xe thể thao Porsche, giành thế sẵn sàng mua lại hãng xe nhỏ con hơn này, từ chỗ suýt bị chính Porsche thâu tóm.
Sự trỗi dậy của Volkswagen trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này còn thể hiện ở mức thị phần được cải thiện. Trong nửa đầu năm nay, thị phần toàn cầu thuộc về hãng xe lớn nhất châu Âu của Đức này đã tăng lên mức 12% từ mức 9,9% cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận quý 2 vừa qua của Volkswagen đã giảm 83% so với cùng kỳ, nhưng giới đầu tư vẫn tỏ ra hết sức lạc quan vào triển vọng của hãng, giúp giá cổ phiếu của Volkswagen tăng 5% ngay sau khi thông tin này được công bố.
Theo nhận định của giới chuyên môn, Volkswagen đang được lợi từ những sức mạnh truyền thống, và thậm chí là cả từ một số điểm yếu truyền thống, của hãng. Volkswagen có một vị thế mạnh mẽ ở thị trường Mỹ Latinh - nơi hãng là nhà sản xuất ôtô số 1 - và tại Trung Quốc, nơi hãng cũng đang dẫn đầu thị trường, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của GM.
Thú vị nhất là mức thị phần khiêm tốn của Volkswagen tại Mỹ - thị trường xe hơi lớn nhất thế giới - rốt cục lại là một điều may mắn trong cuộc khủng hoảng này.
Hãng ôtô lớn nhất thế giới Toyota thời gian qua đã điêu đứng vì sự sụt giảm doanh số ở thị trường Mỹ và đang chuẩn bị phải đóng cửa một nhà máy ở bang California. Trong lịch sử của Toyota, chưa bao giờ hãng phải đóng cửa một nhà máy nào.
Lãnh đạo của Volkswagen đã tỏ ra tinh nhạy khi tận dụng tình hình này để điều chỉnh lại những nỗ lực xâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Volkswagen thừa hiểu, thị trường Mỹ là thị trường then chốt đối với bất kỳ nhà sản xuất ôtô nào có tham vọng vươn ra phạm vi toàn cầu. Bởi thế, hãng đã lên kế hoạch tăng cường doanh số tại thị trường Mỹ bằng một mẫu xe được gọi vui là “Toyota killer” (tạm dịch: “Kẻ tiêu diệt Toyota”).
Đây là một mẫu xe tầm trung được thiết kế riêng cho thị trường Mỹ và nhằm mục tiêu đối đầu trực tiếp với chiếc Camry của Toyota. Hiện nhà máy sản xuất chiếc xe này đang được gấp rút xây dựng ở bang Tennessee.
Volkswagen vẫn chưa thể bì kịp với Toyota và GM về doanh số xe toàn cầu, nhưng hai đối thủ lớn này của hãng đang chịu những tác động tiêu cực hơn từ sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ xe.
Trong nửa đầu năm 2009 này, doanh số thị trường ôtô toàn cầu đã giảm 18%. Tuy nhiên, mức sụt giảm doanh số 5% của Volkswagen là khiêm tốn nhất, đưa lượng xe mà hãng tiêu thụ được trong thời gian trên xuống còn 3,1 triệu xe. Trong khi đó, Toyota bán được 3,56 triệu xe, giảm 25% so với cùng kỳ. GM bán được 3,55 triệu xe, giảm 22%.
“Volkswagen đang ở một vị thế mạnh và đã thành công hơn trong việc chống khủng hoảng kinh tế so với các hãng xe khác”, nhà phân tích thị trường ôtô Tim Urquhart thuộc hãng phân tích IHS Global Insight nhận định.
Tuy vậy, sẽ không dễ để CEO Winterkorn của Volkswagen đạt mục tiêu đưa Volkswagen trở thành hãng xe lớn nhất thế giới vào năm 2018. Trước hết, Winterkorn cần bảo vệ vị trí dẫn đầu của Volkswagen tại Trung Quốc - thị trường được dự báo sẽ sớm trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
Theo số liệu của IHS Global Insight, Volkswagen hiện đang là hãng ôtô lớn nhất tại Trung Quốc, với doanh số 6 tháng đầu năm tại thị trường này tăng 22,7% so với cùng kỳ, đạt mức 652.200 xe. Tuy nhiên, hãng GM cũng đang “phất” lên rất nhanh ở Trung Quốc, bất chấp khó khăn ở các thị trường Mỹ, châu Âu và Mỹ Latin.
Sau khi hãng xe Porsche “hạ bệ” CEO Wendelin Wiedeking, con đường thâu tóm hãng xe thể thao này của Volkswagen đã rộng mở hơn bao giờ hết. Nếu có được Porsche, Volkswagen sẽ nâng cao được sức mạnh ở thị trường Mỹ, vì tuy Porsche chỉ nhằm vào thị trường ngách xe thể thao, nhưng lại nổi tiếng tại Mỹ hơn là các thương hiệu cao cấp Audi của Volkswagen.
“Hình ảnh của Volkswagen tại Mỹ có thể được cải thiện rất nhiều nhờ Porsche. Người Mỹ ít biết tới Audi, nhưng họ biết Porsche là một thương hiệu đẳng cấp, và điều đó sẽ giúp cho Volkswagen”, một chuyên gia của Đức nhận xét.
(Theo Time)