Ngày 10/10/2023, Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE), đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai hệ thống KRX quản lý và điều hành hoạt động trong chứng khoán. Tỷ lệ kiểm thử của các công ty chứng khoán và hệ thống được ghi nhận ở mức 78%.
Với tỷ lệ này, Mirae Asset dự báo tiến độ vận hành KRX nhiều khả năng nghiệm thu thành công vào tháng 12/2023, là tiền đề cho các mục tiêu phát triển tiếp theo. Nghiệp vụ Pre-funding nếu triển khai thành công sẽ giúp cải thiện thanh khoản thị trường, cũng như là một tiêu chí đánh giá đáng chú ý trong việc nâng hạng thị trường.
FTSE Russell chia làm 4 phân hạng: Developed, Advanced Emerging, Secondary Emerging và Frontier. Theo đánh giá tháng 9/2023 của FTSE, Việt Nam đã được thêm vào danh sách theo dõi nhằm nâng hạng lên Secondary Emerging từ tháng 9/2018. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mục tiêu chưa hoàn thành. Hiện Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi với vai trò cận biên và được kỳ vọng phân loại lại lên Secondary Emerging. Hoạt động đánh giá lại sẽ được FTSE thực hiện tiếp tục vào tháng 3 và tháng 9/2024.
Theo đợt đánh giá T9/2023 của FTSE, Việt Nam vẫn còn một tiêu chí hạn chế để nâng hạng thị trường, việc KRX đi vào vận hành kỳ vọng nhiều chuyển biến tích cực, là nhân tố hỗ trợ để hiện thực hóa lên thị trường mới nổi.
Quy mô vốn hóa của VN-Index đạt 190 tỷ USD (12/10/2023), khá tương đồng với vài quốc gia được phân bổ tỷ trọng thấp trong danh mục FTSE Emerging markets Index. Tiêu biểu như quy mô vốn hóa thị trường Chile đạt 181 tỷ USD (T8/2023). Ước tính tỷ trọng của Việt Nam trong rổ sẽ ở mức khoảng 0,6% khi được thêm vào chính thức.
Vanguard FTSE Emerging Markets ETF với quy mô gần 71 tỷ USD. Với tỷ trọng phân bổ 0,6%, Việt Nam có thể được giải ngân ở khoảng 426 triệu USD. Chúng tôi cho rằng, dòng tiền ngoại chảy vào Việt Nam không những đến từ những quỹ sử dụng chỉ số FTSE Emerging markets Index làm tham chiếu, mà còn những quỹ khác khi thị trường được nâng hạng.
Tổng hợp một số quỹ ETF sử dụng FTSE Emerging markets Index làm tham chiếu, với tỷ trọng phân bổ 0,6%, Việt Nam có thể nhận đầu tư như bảng giả định bên dưới, ước tính khoảng 452 triệu USD (gần 11.000 tỷ đồng).
Đa phần các thị trường trước thời điểm nâng hạng chính thức 1- 2 năm, thị trường chứng khoán đều có dấu hiệu bật tăng. Cụ thể: Qatar tăng hơn 45% từ (T9/2013-T9/2014), Saudi Arabia tăng hơn 23% (T3/2017-T3/2018), Romania tăng hơn 18% từ (T9/2018-T9/2019).
Với MSCI, phân loại thị trường chứng khoán ra thành 3 loại theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất: thị trường phát triển (Developed), thị trường mới nổi (Emerging), và thị trường cận biên (Frontier). Những thị trường không được xếp vào ba loại này được xếp chung là Standalone.
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm thị trường cận biên. Với quy mô vốn hóa của VN-Index tương tự như Chile và Peru, chúng tôi ước tính tỷ trọng của Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI Emerging markets Index sẽ ở mức khoảng 0,4%.
IShares core MSCI Emerging Markets ETF là quỹ giao dịch theo phân loại MSCI với quy mô đạt 69,53 tỷ USD (12/10/2023), với tỷ trọng phân bổ kỳ vọng của Việt Nam ở mức 0,4% thì Việt Nam có thể được giải ngân khoảng 278 triệu USD (tương đương 6.672 tỷ đồng).
Ngoài ra, IShares MSCI Emerging Markets ETF EEM, tổng tài sản đạt 17,37 tỷ đô (12/10/2023), Việt Nam có thể nhận khoảng đầu tư 69 triệu USD (tương đương 1.656 tỷ đồng).
Cũng theo thống kê của Mirae Asset, đa phần các thị trường trước thời điểm nâng hạng chính thức 1- 2 năm, thị trường chứng khoán đều có dấu hiệu bật tăng, cụ thể: China tăng hơn 26% (T1/2016-T4/2017), Saudi Arabia tăng hơn 25% (T6/2017-T6/2018), Kuwait tăng hơn 27% từ (T11/2018-T1/2020).