Năm 2020, trên thế giới có khoảng 703 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,1% tổng dân số. Con số này sẽ tăng hơn gấp đôi đến năm 2050, vượt ngưỡng 1,5 tỉ người, chiếm 15,5% tổng dân số.
Hội thảo Quốc tế Tăng cường Hợp tác giữa các bên nhằm Thúc đẩy Già hóa năng động và Sức khỏe Tâm thần trong khu vực ASEAN đã được khai mạc mới đây. Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi trong cộng đồng ASEAN.Năm 2019, số người cao tuổi ở khu vực ASEAN là trên 45 triệu người, trong đó số người trên 65 tuổi chiếm 7% tổng dân số khu vực ASEAN. Đến năm 2050, con số này được dự báo sẽ đạt mức 132 triệu người, chiếm 16,7% tổng dân số khu vực ASEAN.
Hội thảo Quốc tế Tăng cường Hợp tác giữa các bên nhằm Thúc đẩy Già hóa năng động và Sức khỏe Tâm thần trong khu vực ASEAN đã được khai mạc mới đây. Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi trong cộng đồng ASEAN.Năm 2019, số người cao tuổi ở khu vực ASEAN là trên 45 triệu người, trong đó số người trên 65 tuổi chiếm 7% tổng dân số khu vực ASEAN. Đến năm 2050, con số này được dự báo sẽ đạt mức 132 triệu người, chiếm 16,7% tổng dân số khu vực ASEAN.
Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011 với số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7% tổng dân số. Hiện nay, số người cao tuổi (trên 65 tuổi) là 7,4 triệu người, chiếm 7,7% tổng dân số. Đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên mức 22,3 triệu người, chiếm 20,4% tổng dân số. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Trong khi các quốc gia phát triển cần đến hơn một hoặc một thập kỷ để nâng số dân trên 65 tuổi từ 7% lên 14% như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Australia (73 năm), Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (69 năm), Canada (65 năm), Vương quốc Anh (45 năm), còn Việt Nam sẽ chỉ phải mất 18 năm để đạt được điều này.Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, giúp đỡ và phát huy vai trò của người cao tuổi. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với già hóa dân số, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết cho người cao tuổi, cũng như đẩy mạnh việc phát triển các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Cần tăng cường sự phối hợp liên ngành và tham gia của tất cả các bên liên quan nhằm xây dựng một xã hội già hóa năng động và khỏe mạnh".Hội thảo có sự tham gia của 150 đại biểu thuộc 10 quốc gia ASEAN và các đối tác theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp, thảo luận về thực trạng và xu hướng già hóa trong khu vực ASEAN, tình trạng sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Các chuyên gia quốc tế đến từ ERIA, UNFPA, WHO và các Quốc Gia thành viên ASEAN đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học về thúc đẩy mạnh già hóa năng động, khỏe mạnh trong cộng đồng các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: "Già hóa dân số là một chủ đề không thể bỏ qua trong Chương trình nghị sự Phát triển bền vững năm 2030. Già hóa dân số xảy ra không phải vì tỷ lệ tử vong giảm, hay vì con người sống lâu hơn mà phần lớn là do mức sinh giảm. Tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, phải chuẩn bị cho già hóa dân số, khi các cặp vợ chồng bắt đầu có một gia đình nhỏ hơn. Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới có thể đồng bộ hóa vấn đề già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế và xã hội, đồng thời đảm bảo hòa nhập xã hội cho người cao tuổi".Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng và nêu bật tính dễ bị tổn thương cũng như những nhu cầu cụ thể của người cao tuổi. Rõ ràng, tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi là cao hơn, và tỷ lệ này ở người trên 80 tuổi cao gấp 5 lần mức trung bình toàn cầu. Người cao tuổi phải được coi là một ưu tiên trong nỗ lực nhằm vượt qua đại dịch COVID-19 của cộng đồng ASEAN, nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong các hoạt động ứng phó nhân đạo cũng như trong nỗ lực phát triển.Với chủ đề ASEAN "Gắn kết và đáp ứng", các đại biểu tham dự đã đưa ra các khuyến nghị về việc thúc đẩy các ứng phó có ý nghĩa quan trọng đối với tình trạng già hóa dân số – các biện pháp ứng phó dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử và bình đẳng giúp thúc đẩy tầm nhìn về một tuổi già hạnh phúc và khỏe mạnh cho một cộng đồng ASEAN gắn kết và đáp ứng trong việc thúc đẩy quá trình già hóa năng động và khỏe mạnh.