Từ năm 2019, thị trường dữ liệu của Đông Nam Á đã tăng trưởng theo cấp số nhân với mức tăng trung bình CAGR là 13,2%. Mức tăng đột biến này đã phản ánh quá trình số hóa đang gia tăng nhanh chóng và là minh chứng cho tham vọng thống trị ngành công nghiệp đám mây của ASEAN, với ít nhất 200 cơ sở trung tâm dữ liệu được ghi nhận đang hoạt động trong quý I năm 2022.
CUNG VÀ CẦU TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU ĐÔNG NAM Á
Thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á hiện có tỷ lệ sử dụng trung bình là 60-70% trên toàn khu vực, trong đó Singapore dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng trên 85%. Sự di chuyển của khách hàng vào không gian kỹ thuật số, đã mở rộng các vùng đám mây bởi các nhà cung cấp quy mô lớn, giúp nâng cao hiệu quả của các tổ chức hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này ở ASEAN.
Nhu cầu về đám mây đã tăng lên đáng kể trong nhiều tổ chức và lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI), sản xuất, năng lượng, dầu khí, giao thông vận tải và các ngành khác. Đồng thời, thị trường dữ liệu cũng thu hút không ít các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đầu tư vào ngành. Ví dụ: Standard Chartered và Microsoft đã ký kết hợp tác 3 năm để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong tổ chức tài chính bằng cách tăng tốc và triển khai cơ sở hạ tầng của mình vào nền tảng đám mây của Microsoft.
ĐỘNG LỰC ĐẦU TƯ VÀO ĐÁM MÂY
Khi nhu cầu về kinh doanh kỹ thuật số bùng nổ sau đại dịch, sự mở rộng của ngành công nghiệp đám mây ở Đông Nam Á kéo theo khoản đầu tư của VC, đặc biệt là đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu của khu vực. Theo International Data Corporation, cứ 3 công ty ở Đông Nam Á thì sẽ có một công ty thu được hơn 15% doanh thu từ bán hàng và thị trường kỹ thuật số vào năm 2023.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nền kinh tế kỹ thuật số này có tác động kích thích đáng kể đến sự gia tăng đầu tư và quan tâm đến Đông Nam Á đặc biệt là mục tiêu trở thành trung tâm dữ liệu. Qua đó, điều này thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực này với nền kinh tế khu vực nhất là khi Đông Nam Á có hơn 420 triệu người dùng internet và là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất thế giới, theo Uncover 2022
TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỮ LIỆU ĐÁM MÂY ĐỐI VỚI CÁC NỀN KINH TẾ ASEAN
Trong báo cáo IDC “Triển vọng về các xu hướng, sự chấp nhận và cơ hội trên đám mây của Đông Nam Á” của nhà nghiên cứu cấp cao Prapussorn Pechkaew, ông có viết: “Mặc dù có những bất ổn trong bối cảnh hậu đại dịch, chi tiêu cho đám mây ở Đông Nam Á vẫn mạnh mẽ… đám mây mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp kích hoạt các khả năng kỹ thuật số mới và mô hình kinh doanh mới”.
Theo đó, báo cáo này đã giải thích sự cần thiết phải chuyển sang công nghệ đám mây để duy trì tính cạnh tranh trong tiêu chuẩn kỹ thuật số mới. Thật không may, thị trường vẫn dễ bị tổn thương và có thể bị trật bánh bởi căng thẳng địa chính trị, lạm phát và xung đột toàn cầu. Hiệu ứng này thể hiện rõ trong câu chuyện của Singapore và Indonesia đang xảy ra ở thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á. Do sự can thiệp của chính phủ vào các khoản đầu tư thông qua lệnh cấm vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng của ngành đã chậm lại tại hai quốc gia này. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang tích cực góp vốn tại Việt Nam.
CÔNG NGHỆ ĐÁM MÂY VÀ CAN THIỆP CHÍNH TRỊ
Theo Tech Collective, các chính phủ và nhà đầu tư tư nhân đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cần thiết cho lĩnh vực quản lý dữ liệu để ổn định đám mây.
Từ năm 2018–2023, Việt Nam có thể sẽ đạt tốc độ tăng trưởng CAGR là 32% trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu. Theo sau là Philippines và Indonesia, cả hai quốc gia này đều đặt kỳ vọng với tốc độ tăng trưởng CAGR là 26% trong cùng khoảng thời gian. Sự hỗ trợ của chính phủ cho sự tăng trưởng này là một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của ngành công nghiệp đám mây trong việc thúc đẩy các nền kinh tế và làm cho hoạt động kinh doanh trở nên khả thi hơn. Rào cản và trở ngại tiềm ẩn có thể thấy rõ hơn kể từ khi chính phủ Singapore dỡ bỏ lệnh cấm đầu tư vào năm 2022 và nới lỏng các quy định, trong đó nhấn mạnh sự hỗ trợ của chính phủ là cần thiết nếu quốc gia này muốn duy trì tính cạnh tranh trên thị trường trung tâm dữ liệu.
Phần lớn sự phát triển của các trung tâm dữ liệu trong khu vực là do các hoạt động của VC trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều nhà đầu tư tập trung tài trợ cho các dự án phát triển điện toán đám mây vì họ nhận ra điều cần thiết là duy trì sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực. Tuy nhiên, hỗ trợ sự tăng trưởng này khi căng thẳng gia tăng và khi thị trường đang bị bão hòa cũng không dễ dàng. Hy vọng xu hướng tăng trưởng theo cấp số nhân sẽ tiếp tục và các khoản đầu tư mạo hiểm sẽ chảy qua cơ sở hạ tầng để giúp Đông Nam Á tận dụng vị thế là một trung tâm kỹ thuật số.