Tác động xấu của ô nhiễm môi trường đang ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người. Đô thị hóa quá nhanh và các yếu tố kinh tế phát thải là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ chính môi trường sống của con người, rất nhiều công ty trên toàn cầu đã và đang quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch để đưa vào sản xuất. Lĩnh vực năng lượng sạch đang dần chiếm vị trí quan trọng đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC), là trọng tâm của chiến lược tăng trưởng và phát triển tại ASEAN. Theo dự đoán, đến năm 2030, thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu có thể đạt hơn 2000 tỷ USD.
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo của Đông Nam Á cần phải phát triển để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của khu vực. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nhu cầu ấy sẽ tăng 50-60% trong hai thập kỷ tới. Nhu cầu gia tăng mang đến cho các nhà đầu tư những cơ hội đáng kể để hỗ trợ các công ty trong lĩnh vực này, thúc đẩy hệ sinh thái năng lượng tái tạo và thu về khoản lợi tức đáng kể từ khoản đầu tư.
Đông Nam Á cần triển khai năng lượng xanh từ các nguồn năng lượng như mặt trời, gió, thủy điện và địa nhiệt. Ngoài ra, việc làm này còn giải quyết được các mối lo ngại từ biến đổi khí hậu, vừa bảo vệ môi trường lại đáp ứng được nhu cầu năng lượng.
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NĂNG LƯỢNG SẠCH TẠI ĐÔNG NAM Á?
Cơ sở hạ tầng ngành năng lượng tái tạo tại ASEAN còn khá rời rạc. Do đó, các công ty năng lượng xanh cần phải điều chỉnh mức độ chuyển đổi năng lượng sạch sao cho hợp lý ở mỗi quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở Indonesia có nhiều cơ sở hạ tầng hơn, còn ở những nước khác vẫn chưa đầu tư nhiều vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Hơn nữa, việc luật pháp ở từng khu vực khác nhau có thể dẫn tới hạn chế về các cam kết đầu tư, tài chính và hỗ trợ từ công ty năng lượng nước ngoài.
Theo nghiên cứu của Statista Research, có ba nguyên nhân dẫn tới việc các quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gặp khó khăn trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Thứ nhất, chi phí bảo trì và xây dựng cơ sở hạ tầng quá tốn kém để biến nó thành một nguồn tài nguyên khả thi. Thứ hai, các giải pháp năng lượng sạch có thể chiếm nhiều tài nguyên đất ở một số quốc gia. Thứ ba, một số cơ sở cần thiết như nơi sản xuất hiện không có sẵn.
Hiện nay, nhiều quốc gia vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các nguồn năng lượng không tái tạo khác để cung cấp năng lượng cho các hoạt động và nền kinh tế của họ. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 83% năng lượng tại Đông Nam Á đến từ nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài ra, việc số hóa các hoạt động vẫn chưa hoàn toàn “bén rễ” tại ASEAN. Do đó, một số lĩnh vực áp dụng công nghệ chậm hơn các lĩnh vực khác, và cần có nhiều tài năng công nghệ hơn để quản lý các công nghệ năng lượng tái tạo mới nổi.
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TẠI ASEAN
WEF tin rằng, ASEAN - khu vực tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư thế giới, sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho thế giới khi thành công chuyển đổi sang năng lượng sạch. Hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực đã cam kết đạt Net Zero vào năm 2050, trong đó có Indonesia cam kết thực hiện kế hoạch tới năm 2060. Khu vực Đông Nam Á cũng rất may mắn khi nguyên liệu thô thiết yếu được sử dụng trong năng lượng sạch có khá nhiều tại chính khu vực của mình. Ví dụ như đất hiếm, thiếc, niken, tất cả đều được đưa vào sản xuất giải pháp xanh và có thể còn cung cấp nó cho thế giới.
Sự hỗ trợ của chính phủ là yếu tố hết sức quan trọng trong việc giúp ASEAN chuyển đổi sang năng lượng sạch. Mỗi quốc gia cần các nguồn năng lượng thay thế để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã đặt ra các kế hoạch và luật pháp đầy tham vọng để thúc đẩy quốc gia của mình có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao hơn vào năm 2030 và hơn thế nữa. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang hợp tác với các công ty địa phương để giúp chính quyền khu vực đạt được các mục tiêu môi trường của họ.
Theo báo cáo từ IEA, các chính sách hiện tại của các chính phủ sẽ làm tăng lượng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, nhu cầu năng lượng, phát thải khí nhà kính và không thể đạt được các mục tiêu về nấu ăn sạch vào năm 2030. Các lỗ hổng an ninh năng lượng cũng sẽ tăng lên nếu nỗ lực chuyển đổi không được thực hiện. không đủ mạnh mẽ.
Việc thu hút các khoản đầu tư năng lượng là rất cần thiết. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực xe điện và xe máy, bằng việc các công ty nước ngoài thành lập các nhà máy sản xuất trong khu vực. Với sự trợ giúp của các khoản trợ cấp và đầu tư, các quốc gia có thể đạt được mục tiêu chuyển sang xe điện trong những năm tới.
Ngoài ra, khu vực cũng cần chú trọng vào đầu tư và đổi mới nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như chuyển sang dùng năng lượng sinh học, hydrocacbon thấp. Như vậy, họ có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ở ngành vận tải.