Diễn biến khởi sắc tuần qua và VN-Index nhanh chóng quay trở lại đỉnh đầu tháng 12 được đánh giá là tín hiệu tích cực, củng cố xu hướng tăng kéo dài từ giữa tháng 11 và có triển vọng kiểm định lần nữa vùng đỉnh 1300 điểm.
Tâm điểm của thị trường tuần qua là phiên giao dịch ngày 25/12, không chỉ xóa sạch ảnh hưởng của biến động khá sốc ngày 19/12 mà còn thu hút dòng tiền mạnh hơn, đưa VN-Index quay lại đỉnh cũ. Các chuyên gia cho rằng trước khi xuất hiện phiên giảm ngày 19/12, thị trường đã có nhịp điều chỉnh tích lũy khả quan với sức ép bán ra rất thấp. Phiên ngày 19/12 cũng chỉ bị ảnh hưởng từ bên ngoài và thị trường Việt Nam nhanh chóng lấy lại được cân bằng. Do đó phiên tăng mạnh ngày 25/12 đã góp phần xác nhận xu hướng tiếp tục.
Sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu cơ bản, mà nổi bật là ngân hàng tuần qua, cho thấy nhịp tăng được tái khởi động. Hiện dòng tiền đang có tín hiệu dịch chuyển trở lại các cổ phiếu cơ bản, phù hợp với tính thời điểm khi mùa báo cáo lợi nhuận quý 4 và cả năm 2024 đang đến. Mặc dù diễn biến tăng những ngày cuối năm thường gắn liền với đợt kéo NAV, nhưng còn hiệu ứng “tháng Giêng” với mạch thông tin hỗ trợ cơ bản cũng thường xảy ra.
Đánh giá về nhóm cổ phiếu đầu cơ nóng, các chuyên gia cho rằng dòng tiền đang âm thầm thoát ra khỏi nhóm này và sớm muộn cung sẽ có tín hiệu rõ nét hơn. Khi mùa báo cáo lợi nhuận đến gần, các yếu tố cơ bản sẽ được chú ý hơn. Mặt khác, rủi ro hiện tại không có, nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục và nắm giữ cổ phiếu tỷ trọng cao.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
“Sóng Noel” tuần qua không quá mạnh nhưng cũng đã không chỉ xóa sạch biến động của phiên giảm mạnh ngày 19/12 mà còn đưa VN-Index quay lại vùng đỉnh ngắn hạn đầu tháng. Tâm điểm là phiên giao dịch ngày 25/12 có điểm số và dòng tiền khá tốt. Liệu đây chỉ là một diễn biến ngắn hạn với hiệu ứng kéo NAV, hay thị trường đang nối lại xu hướng tăng kể từ giữa tháng 11?
Các mã cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có phần chịu sức ép giảm giá với biên độ rộng hơn, nhưng nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn giữ được lực cầu ổn định và đóng vai trò làm điểm tựa cho thị trường. Điều này phần nào có thể phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh tốt hơn trong quý 4, đặc biệt là các cổ phiếu đầu ngành.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Dù không có nhiều cơ sở khẳng định, phiên tăng điểm ngày 25/12 với lực kéo đến từ phần lớn các cổ phiếu blue-chips có thể là một nhịp tăng chốt NAV khi trùng với thời điểm cuối năm. Với diễn biến tích cực như vậy, xu hướng tăng ngắn hạn từ giữa tháng 11 vẫn tiếp tục được bảo toàn và duy trì, khi các ngưỡng hỗ trợ gần đều cho phản ứng tốt từ dòng tiền bắt đáy.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Tuần qua, thị trường đã có diễn biến bật tăng khá tốt trở lại từ vùng hỗ trợ 1240-1260, với tâm điểm dòng tiền tập trung vào nhóm Ngân hàng. Tuần tăng này đã xóa sạch mức giảm 2 tuần qua, cho tín hiệu kết thúc điều chỉnh.
Tôi cho rằng đây là tín hiệu thị trường quay lại xu hướng tăng từ giữa tháng 11, vì nhịp chỉnh vừa qua không có dấu hiệu bẻ gãy xu hướng, hiệu ứng kéo NAV hay sóng tăng Noel có lẽ chỉ đóng một phần nguyên nhân cho nhịp tăng này. Tôi kỳ vọng sau khi các sự kiện này kết thúc, thị trường có thể sẽ có nhịp chỉnh ngắn trở lại, nếu áp lực bán không mạnh thì sẽ có cơ hội tiếp tục xu hướng tăng để chinh phục 1300 điểm.
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Thị trường đang tiếp nối với đà tăng từ cuối giai đoạn tháng 11. Phiên giao dịch ngày 25/12 khá quan trọng khi một lần nữa xác nhận thị trường sẽ tiếp tục bước vào xu hướng đi lên từ nay cho đến giai đoạn tháng 1. Tôi nghĩ có lẽ VN-Index cũng sẽ sớm quay lại khu vực 1280 – 1300 điểm ngay trong tháng Giêng.
Xu thế dòng tiền: Chống chịu tốt áp lực bên ngoài
Dự báo lợi nhuận toàn thị trường quý 4/2024 tăng 25%
Ông Nguyễn Huy Phương - Trưởng phòng cao cấp Trung tâm phân tích, Chứng khoán Rồng Việt
Theo quan điểm cá nhân, Thị trường suy giảm mạnh trong ngày 19/12 là do tác động khách quan, như diễn biến sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới và chỉ số DXY tăng mạnh. Bản chất của thị trường trước ngày 19/12 vẫn khá ổn định với áp lực cung không mạnh và khả năng hỗ trợ từ vùng 1260 điểm vẫn được duy trì khá tốt.
Sau nhiều nỗ lực hỗ trợ từ phiên 19/12 đến 24/12, thị trường đã lấy lại vùng hỗ trợ 1260 – 1265 điểm và chính thức trở lại nhịp tăng trong phiên bùng nổ ngày 25/12. Động lực tăng điểm của thị trường có thể đến từ hiệu ứng kéo NAV cuối năm, tuy nhiên cũng là diễn biến nới rộng xu hướng tăng ngắn hạn kể từ giữa tháng 11 với tâm điểm là phiên bùng nổ trong ngày 5/12.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Thanh khoản vẫn là yếu tố hạn chế trong diễn biến tăng tuần qua, trừ phiên ngày 25/12, còn lại đều khá thấp. Trong các lần trao đổi trước anh chị cũng không trông đợi thanh khoản sẽ tốt lên những ngày cuối năm. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm hé lộ sớm kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2024. Anh chị đã nhìn thấy các tín hiệu tích lũy sớm hay dịch chuyển dòng tiền cho mùa báo cáo tài chính quan trọng nhất năm chưa?
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Tôi thấy những nhóm cổ phiếu dẫn dắt, nhóm cổ phiếu chủ chốt vẫn có lực cầu mua lên tích cực đi kèm với thanh khoản cao. Nhóm ngân hàng vẫn có những cổ phiếu tăng điểm hoặc thậm chí vượt đỉnh tích lũy và đỉnh mới như TCB, STB hay LPB. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đã ghi nhận lực cầu mua gom tích lũy tích cực cho dù chưa xuất hiện đà tăng giá. Theo tôi dòng tiền có thể sẽ sớm dịch chuyển sang các cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu tài chính hóa chất, tài nguyên cơ bản, cảng biển – dòng tiền đón sóng kết quả kinh doanh và hiệu ứng “tháng Giêng” có thể sẽ xuất hiện ngay giai đoạn đầu năm 2025.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Thời điểm cuối năm cũng như gần kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì thanh khoản thị trường sụt giảm thấp là điều thường xuyên diễn ra, đây là đặc điểm mang tính thời vụ nên có thể dự đoán được. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là sẽ thiếu vắng cơ hội giao dịch trong giai đoạn này. Các nhóm ngành được dự đoán lợi nhuận quý 4 tích cực cùng đồ thị kỹ thuật mạnh mẽ khả năng vẫn sẽ hút tiền được. Tôi nhận thấy hiện tại dòng tiền cũng đang có dấu hiệu dịch chuyển sang các nhóm này, rõ ràng nhất là nhóm Ngân hàng, bên cạnh đó nhà đầu tư có thể chú ý thêm Xây dựng, Hàng không, Điện, Bán lẻ.
Theo tôi dòng tiền có thể sẽ sớm dịch chuyển sang các cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu tài chính hóa chất, tài nguyên cơ bản, cảng biển – dòng tiền đón sóng kết quả kinh doanh và hiệu ứng “tháng Giêng” có thể sẽ xuất hiện ngay giai đoạn đầu năm 2025.
Ông Lê Đức Khánh
Ông Nguyễn Huy Phương - Trưởng phòng cao cấp Trung tâm phân tích, Chứng khoán Rồng Việt
Theo tôi thanh khoản chưa cải thiện nhiều, trừ phiên 25/12, cũng dễ hiểu, đây là phản ứng chậm lại và có phần thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường tăng điểm và hướng đến vùng 1280 - 1300 điểm, vùng có diễn biến phân phối ngắn hạn trong quá khứ.
Hiện tại, yếu tố rủi ro chưa rõ ràng nên nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng khả năng thị trường được nâng đỡ trong thời gian tới. Nhờ đó, dòng tiền vẫn đang luân chuyển và tìm kiếm cơ hội ngắn hạn, trong đó cũng có sự kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 tốt ở một số cổ phiếu, đơn cử như nhóm Ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nhận định thì trường đang tích lũy, cần phải chờ thên tín hiệu trong vùng 1280 ‐ 1300 điểm để đánh giá thêm.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Diễn biến của VN-Index trong tuần giao dịch vừa qua cho thấy tín hiệu của sự dịch chuyển dòng tiền, xoay vòng sang các mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhìn chung, các mã cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có phần chịu sức ép giảm giá với biên độ rộng hơn, nhưng nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn giữ được lực cầu ổn định và đóng vai trò làm điểm tựa cho thị trường. Điều này phần nào có thể phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh tốt hơn trong quý 4, đặc biệt là các cổ phiếu đầu ngành.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Nhóm cổ phiếu nhỏ, hàng đầu cơ tuần qua tăng giá rất tốt và suy yếu dần về cuối. Nhịp tăng 6 phiên vừa qua nhiều mã đem lại lợi thuận ấn tượng. Theo anh chị liệu có nên chốt lời?
Các nhóm ngành được dự đoán lợi nhuận quý 4 tích cực cùng đồ thị kỹ thuật mạnh mẽ khả năng vẫn sẽ hút tiền được. Tôi nhận thấy hiện tại dòng tiền cũng đang có dấu hiệu dịch chuyển sang các nhóm này, rõ ràng nhất là nhóm Ngân hàng, bên cạnh đó nhà đầu tư có thể chú ý thêm Xây dựng, Hàng không, Điện, Bán lẻ.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên
Ông Nguyễn Huy Phương - Trưởng phòng cao cấp Trung tâm phân tích, Chứng khoán Rồng Việt
Nhóm cổ phiếu nhỏ, cổ phiếu đầu cơ có diễn biến tích cực khi bước vào tuần giao dịch trước nhờ động thái sắc xanh lan tỏa trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trước đó, đồng thời động lực tăng giá của nhóm vốn hóa lớn vào thời điểm đó khá kém và không rõ ràng. Tuy nhiên, phiên bùng nổ ngày 25/12 đã làm xáo trộn dòng tiền và giúp nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn khởi sắc hơn, đặc biệt là nhóm Ngân hàng. Chính vì thế, nhóm cổ phiếu đầu cơ nhanh chóng bị chốt lời và suy yếu vào cuối tuần.
Theo quan điểm cá nhân, trong thị trường hiện tại, khi cổ phiếu tăng nhanh đến vùng cản thì nhà đầu tư nên chủ động chốt lời, đặc biệt là nhóm cổ phiếu đầu cơ, để tìm kiếm cơ hội thay thế khác.
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Tôi nghĩ vẫn nên giao dịch linh hoạt và chốt lời những cổ phiếu tăng nhanh khi giá tăng chạm hoặc vượt mục tiêu ngắn hạn. Nhiều trường hợp cổ phiếu phải giữ rất lâu nhưng tăng nhanh trong ngắn hạn thì điều chỉnh tỷ trọng hoặc chốt lãi là điều cần thiết. Các nhà đầu tư thường có xu hướng cầm nhiều cổ phiếu khác nhau nên cũng cần chú ý và kiểm soát số lượng cổ phiếu nắm giữ.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Với diễn biến dòng tiền đang có dấu hiệu quay lại cổ phiếu vốn hóa lớn, cụ thể là nhóm Ngân hàng thì khả năng nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa sẽ có giai đoạn rung lắc trở lại khi dòng tiền bị hút ra khỏi các nhóm này. Do đó nhà đầu tư nên cân nhắc bán ra nếu có lời ở các cổ phiếu này hoặc khi gặp áp lực ở vùng cản.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Theo tôi nhà đầu tư có thể chốt lời hoặc bán hạ tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, dịch chuyển một phần tỷ trọng qua nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi tuần giao dịch vừa qua có tín hiệu dòng tiền gia tăng ở các mã bluechips. Đây có thể là tín hiệu tương đối khả quan khi chỉ số có lực đỡ từ nhóm VN30.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Tuần trước nhiều anh chị không tham gia bắt đáy mà chờ đợi tín hiệu quanh ngưỡng 1260 điểm. Nhịp tăng tuần này liệu đã thuyết phục? Anh chị đã nâng tỷ trọng cổ phiếu lên chưa, mức nắm giữ hiện tại là bao nhiêu?
Trong thị trường hiện tại, khi cổ phiếu tăng nhanh đến vùng cản thì nhà đầu tư nên chủ động chốt lời, đặc biệt là nhóm cổ phiếu đầu cơ, để tìm kiếm cơ hội thay thế khác.
Ông Nguyễn Huy Phương
Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS
Với tôi tỷ trọng cổ phiếu vẫn nên giữ ở mức cao nếu có thể là những cổ phiếu được chọn lọc và đó là các cổ phiếu tiềm năng với cơ bản tốt và diễn biến giá khả quan. Trong trường hợp cầm nhiều cổ phiếu lại có nhiều mã “sai nền văn minh” thì tốt hơn là chú ý giữ tỷ trọng hạn chế và không mua thêm để đợi thời điểm cơ cấu lại danh mục. Tỷ trọng cổ phiếu có thể 70% – 80% hoặc hơn lúc này.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng
Tôi đánh giá diễn biến tuần này tốt, đủ cho tín hiệu xác nhận đáy ngắn hạn quanh 1250 điểm và quay lại xu hướng tăng, nên đã gia tăng thêm tỷ trọng trong nửa đầu tuần. Tỷ trọng cổ phiếu hiện tại đang ở mức cao. Tôi kỳ vọng thị trường có thể vẫn còn một nhịp chỉnh ngắn nữa tại vùng cản 1285-1300 điểm, nếu tín hiệu tích cực, tôi sẽ cân nhắc đẩy mạnh giải ngân toàn bộ với kỳ vọng sẽ chinh phục được 1300 điểm ở sóng tăng này.
Ông Nguyễn Huy Phương - Trưởng phòng cao cấp Trung tâm phân tích, Chứng khoán Rồng Việt
Mặc dù có diễn biến giảm mạnh trong phiên 19/12 nhưng nhìn tổng thể thị trường vẫn chưa có rủi ro lớn với trạng thái cung thấp trước và sau ngày 19/12. Chính vì thế khả năng tham gia thị trường với kỳ vọng nới rộng đà tăng vẫn đang hiện hữu, đặc biệt là sau trạng thái tái cân bằng quanh vùng 1260 điểm vào đầu tuần trước.
Quan điểm của tôi là vẫn có thể luân phiên mua cổ phiếu có tín hiệu khởi sắc từ vùng tích lũy cho đến khi thị trường có tín hiệu rủi ro hoặc phân phối cụ thể. Chính vì thế, bản thân tôi cũng dần nâng tỷ trọng danh mục trong thời gian qua, mức tỷ trọng cổ phiếu hiện tại tầm 80%, và sẽ chủ động thu hẹp danh mục khi thị trường có rủi ro hoặc phân phối cụ thể.
Ông Nghiêm Sỹ Tiến – Chuyên viên chiến lược đầu tư, Chứng khoán KBSV
Tôi đã nâng thêm tỷ trọng cổ phiếu lên 80% khi chỉ số lùi về quanh vùng hỗ trợ gần 1260 điểm. Nhìn chung, xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang được bảo toàn và nhịp tăng điểm tích cực trong tuần vừa qua càng củng cố cho xu hướng trên.