Ông Lê Thiết Thảo, Lãnh sự danh dự Mozambique tại Việt Nam, cho biết, lao động Việt Nam sang làm việc ở Angola và Mozambique có mức thu nhập tốt và có nhiều thuận lợi.
Xin ông cho biết vài nét về thị trường lao động tại Angola và Mozambique?
Thời gian qua, lao động Việt Nam sang sinh sống và làm việc tại Angola ngày một đông. Theo thống kê, đến thời điểm này có khoảng 6.000 lao động Việt Nam tại quốc gia này. Đây là đất nước có rất ít nhà xưởng và nền công nghiệp chưa phát triển cao. Vì thế, sang đây lập nghiệp, lao động Việt Nam phải chủ động thành lập các nhà xưởng, cửa hàng... để buôn bán, kinh doanh.
Có thể nhận thấy, đội ngũ lao động phổ thông Việt Nam ở Angola có mặt hầu hết từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt, có những lao động Việt Nam đến Angola đã thành danh và trở thành các “ông chủ”, “bà chủ” ngay tại nước bạn.
Chính sự thành công của lao động Việt Nam tại Angola là mô hình mà tôi mong muốn áp dụng tại Mozambique. Vì đất nước này đang cần nhiều lao động có kinh nghiệm trồng lúa, trong khi đó, Việt Nam lại rất giỏi trong lĩnh vực này.
Thưa ông, chi phí và mức thu nhập của lao động Việt Nam tại Angola hiện nay khoảng bao nhiêu?
Hiện nay, Angola đang có nhu cầu rất lớn nguồn lao động có kinh nghiệm trồng lúa. Nguyên nhân chính là do ngành nông nghiệp Angola chậm phát triển nên họ rất muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Hầu hết các cánh đồng ở Angola đều bị bỏ hoang vì người dân ở đây không biết về kỹ thuật trồng lúa.
Do vậy, đây cũng là cơ hội việc làm rất lớn cho lao động phổ thông của Việt Nam. Nếu ta giúp họ phát triển nông nghiệp, họ sẽ chi các khoản phí từ vé máy bay cho đến chỗ ăn, ở để Việt Nam cử các nông dân, kỹ sư của mình sang giúp họ.
Lao động muốn xin cấp visa, thông qua công ty, gửi công văn đến đại sứ quán Angola. Căn cứ vào nội dung công văn, đại sứ quán sẽ cấp visa cho người lao động. Họ chỉ thu khoản lệ phí gọi là tiền quỹ. Tổng chi phí đưa một lao động phổ thông tự do của Việt Nam sang bên đó vào khoảng 10.000 USD.
Bù lại, một nông dân bình thường biết trồng lúa sẽ được trả lương khoảng 300 - 400 USD/tháng; lao động lái máy cày, máy xúc lương 700 - 800 USD; kỹ sư (tùy vào trình độ chuyên môn) lương 1.000-1.200 USD và có thể cao hơn. Tính bình quân thu nhập của một lao động phổ thông sẽ dao động từ 600 - 800 USD.
Còn những lao động nào đã từng buôn bán, kinh doanh ở Angola thời gian dài, có thể có thu nhập lên đến hàng ngàn USD, thậm chí hàng chục ngàn USD/tháng.
Có ý kiến cho rằng, triển khai mô hình trên tại Mozambique chắc chắn sẽ thành công, bởi lẽ ngành nông nghiệp tại nước này còn nhiều hạn chế. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Thực chất đây cũng là quan điểm chúng tôi nung nấu trong thời gian qua. Tôi nghĩ rằng lao động Việt Nam thành công tại Angola thì không có lý gì lại không thành công tại Mozambique. Mozambique có diện tích tự nhiên là 800.000 km2, dân số 20 triệu người. Thế mạnh của quốc gia này là xuất khẩu thủy điện.
Bên cạnh đó, cũng phải nhận thấy là Mozambique có đất đai màu mỡ, nhưng sản xuất lúa lại cho năng suất thấp. Một năm, 1 ha chỉ cho thu hoạch 5 tạ thóc; trong khi đó ở Việt Nam, có tỉnh cho thu tới hàng tấn thóc trên 1 ha. Sau khi trao đổi với phía Việt Nam, họ chỉ đưa ra yêu cầu là giúp họ thu được 1 tấn/ha là được, vì như thế họ đã có lãi.
Có thể nói, Mozambique là thị trường lý tưởng cho người Việt Nam sang đó làm ăn. Hiện, Việt Nam đã có 2 công ty làm ăn rất phát đạt tại đây, đó là Công ty Mặt trời châu Phi và Công ty Tân Chín Hương. Hai công ty này hiện đang kinh doanh một loạt các cửa hàng bán quần áo, đồ điện tử...
Vậy xin ông cho biết những thủ tục để nhập cảnh, làm việc tại Mozambique?
Về điều này, các bạn không phải quá lo lắng, vì thủ tục sang Mozambique rất đơn giản: lao động chỉ cần có lý lịch tư pháp rõ ràng, được công chứng và dịch thuật sang tiếng Bồ Đào Nha và nộp thêm một khoản phí quản lý là được. Đặc biệt, lao động Việt Nam sang đó làm việc sẽ gặp nhiều thuận lợi vì Mozambique không quy định thời gian làm việc.
Lao động muốn làm việc trong thời gian bao lâu cũng được và thậm chí có thể định cư lâu dài. Hơn nữa, họ đều muốn Việt Nam giúp đỡ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nên đây sẽ là cơ hội việc làm mới cho hàng ngàn lao động Việt Nam.
Xin ông cho biết vài nét về thị trường lao động tại Angola và Mozambique?
Thời gian qua, lao động Việt Nam sang sinh sống và làm việc tại Angola ngày một đông. Theo thống kê, đến thời điểm này có khoảng 6.000 lao động Việt Nam tại quốc gia này. Đây là đất nước có rất ít nhà xưởng và nền công nghiệp chưa phát triển cao. Vì thế, sang đây lập nghiệp, lao động Việt Nam phải chủ động thành lập các nhà xưởng, cửa hàng... để buôn bán, kinh doanh.
Có thể nhận thấy, đội ngũ lao động phổ thông Việt Nam ở Angola có mặt hầu hết từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt, có những lao động Việt Nam đến Angola đã thành danh và trở thành các “ông chủ”, “bà chủ” ngay tại nước bạn.
Chính sự thành công của lao động Việt Nam tại Angola là mô hình mà tôi mong muốn áp dụng tại Mozambique. Vì đất nước này đang cần nhiều lao động có kinh nghiệm trồng lúa, trong khi đó, Việt Nam lại rất giỏi trong lĩnh vực này.
Thưa ông, chi phí và mức thu nhập của lao động Việt Nam tại Angola hiện nay khoảng bao nhiêu?
Hiện nay, Angola đang có nhu cầu rất lớn nguồn lao động có kinh nghiệm trồng lúa. Nguyên nhân chính là do ngành nông nghiệp Angola chậm phát triển nên họ rất muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Hầu hết các cánh đồng ở Angola đều bị bỏ hoang vì người dân ở đây không biết về kỹ thuật trồng lúa.
Do vậy, đây cũng là cơ hội việc làm rất lớn cho lao động phổ thông của Việt Nam. Nếu ta giúp họ phát triển nông nghiệp, họ sẽ chi các khoản phí từ vé máy bay cho đến chỗ ăn, ở để Việt Nam cử các nông dân, kỹ sư của mình sang giúp họ.
Lao động muốn xin cấp visa, thông qua công ty, gửi công văn đến đại sứ quán Angola. Căn cứ vào nội dung công văn, đại sứ quán sẽ cấp visa cho người lao động. Họ chỉ thu khoản lệ phí gọi là tiền quỹ. Tổng chi phí đưa một lao động phổ thông tự do của Việt Nam sang bên đó vào khoảng 10.000 USD.
Bù lại, một nông dân bình thường biết trồng lúa sẽ được trả lương khoảng 300 - 400 USD/tháng; lao động lái máy cày, máy xúc lương 700 - 800 USD; kỹ sư (tùy vào trình độ chuyên môn) lương 1.000-1.200 USD và có thể cao hơn. Tính bình quân thu nhập của một lao động phổ thông sẽ dao động từ 600 - 800 USD.
Còn những lao động nào đã từng buôn bán, kinh doanh ở Angola thời gian dài, có thể có thu nhập lên đến hàng ngàn USD, thậm chí hàng chục ngàn USD/tháng.
Có ý kiến cho rằng, triển khai mô hình trên tại Mozambique chắc chắn sẽ thành công, bởi lẽ ngành nông nghiệp tại nước này còn nhiều hạn chế. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Thực chất đây cũng là quan điểm chúng tôi nung nấu trong thời gian qua. Tôi nghĩ rằng lao động Việt Nam thành công tại Angola thì không có lý gì lại không thành công tại Mozambique. Mozambique có diện tích tự nhiên là 800.000 km2, dân số 20 triệu người. Thế mạnh của quốc gia này là xuất khẩu thủy điện.
Bên cạnh đó, cũng phải nhận thấy là Mozambique có đất đai màu mỡ, nhưng sản xuất lúa lại cho năng suất thấp. Một năm, 1 ha chỉ cho thu hoạch 5 tạ thóc; trong khi đó ở Việt Nam, có tỉnh cho thu tới hàng tấn thóc trên 1 ha. Sau khi trao đổi với phía Việt Nam, họ chỉ đưa ra yêu cầu là giúp họ thu được 1 tấn/ha là được, vì như thế họ đã có lãi.
Có thể nói, Mozambique là thị trường lý tưởng cho người Việt Nam sang đó làm ăn. Hiện, Việt Nam đã có 2 công ty làm ăn rất phát đạt tại đây, đó là Công ty Mặt trời châu Phi và Công ty Tân Chín Hương. Hai công ty này hiện đang kinh doanh một loạt các cửa hàng bán quần áo, đồ điện tử...
Vậy xin ông cho biết những thủ tục để nhập cảnh, làm việc tại Mozambique?
Về điều này, các bạn không phải quá lo lắng, vì thủ tục sang Mozambique rất đơn giản: lao động chỉ cần có lý lịch tư pháp rõ ràng, được công chứng và dịch thuật sang tiếng Bồ Đào Nha và nộp thêm một khoản phí quản lý là được. Đặc biệt, lao động Việt Nam sang đó làm việc sẽ gặp nhiều thuận lợi vì Mozambique không quy định thời gian làm việc.
Lao động muốn làm việc trong thời gian bao lâu cũng được và thậm chí có thể định cư lâu dài. Hơn nữa, họ đều muốn Việt Nam giúp đỡ trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nên đây sẽ là cơ hội việc làm mới cho hàng ngàn lao động Việt Nam.