Trong báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 7/2021, Chứng khoán Yuanta cho rằng thị trường đã đi qua giai đoạn định giá hấp dẫn.
Mức P/E TTM của chỉ số VN-Index ở mức 18.2x cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn định giá rẻ. Điều này cho thấy việc lựa chọn cổ phiếu sẽ trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, dư địa tăng trưởng của thị trường vẫn còn. Mức kháng cự P/E TTM của chỉ số VN-Index là 22.2x. Lãi suất được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp trong quý 3/2021, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho xu hướng tăng của thị trường. Song, động thái của Fed sẽ tác động mạnh đến biến động lãi suất cũng như dòng tiền vào thị trường chứng khoán trong 6 tháng cuối năm 2021.
Theo thống kê hai chỉ số Dow Jones và S&P500 từ năm 1950, bất cứ khi nào hai chỉ số đạt mức tăng trưởng 2 con số trong 6 tháng đầu năm 2021, thì hai chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong 6 tháng cuối năm 2021.
Theo thống kê từ 1950, khi chỉ số S&P500 tăng hơn 12.5% vào nửa đầu năm thì nửa cuối năm có mức tăng trung bình là 9.7%.
Còn theo thống kê từ 2010 trên chỉ số VN-Index, khi chỉ số VN-Index có mức tăng hơn 15.18% trong 6 tháng đầu năm thì nửa cuối năm có mức tăng trung bình 5.61% so với mức đóng cửa đầu tháng 7/2021. Vùng 1,456 – 1,500 có thể là vùng mục tiêu kỳ vọng cho sóng tăng 5 của chỉ số VN-Index, tương ứng với mức tăng trưởng 2.75 – 5.85% so với mức giá đóng cửa phiên 01/07/2021.
Về triển vọng nhóm tích cực, theo Yuanta, nhóm Ngân hàng nhờ duy trì môi trường lãi suất thấp và tín dụng tăng trưởng trở lại.
Tăng trưởng lợi nhuận của toàn ngành trong các quý tới (bao gồm Q2/2021) nhờ: Tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 12-13% cho nên các ngân hàng có vốn mạnh sẽ được tăng trưởng tín dụng cao. NIM cải thiện nhờ chi phí vốn rẻ và CASA các ngân hàng có xu hướng tăng.
Ngoài ra, thu nhập phí sẽ tăng trưởng tốt nhờ Banca sales tiếp tục tăng trưởng và các ngân hàng sẽ tiếp tục ghi nhận phí trả trước, đặc biệt khả năng một số ngân hàng sẽ tái đàm phần khoản phí trả trước. Chi phí trích lập dự phòng thấp hơn so với năm 2020, nhưng còn tùy thuộc vào tỷ lệ nợ xấu thực tế của các ngân hàng. Mức nền thấp của lợi nhuận toàn ngành trong 3 quý đầu năm 2020.
Dù vậy, định giá của toàn ngành đang ở mức cao so với quá khứ cũng như so với các ngân hàng trong khu vực với PBR dự phóng 2021 là 2.5x (dù các ngân hàng Việt Nam có ROE vượt trội so với các ngân hàng trong khu vực).
Một số nhóm khác như chứng khoán nhờ thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng và thanh khoản duy trì ở mức cao. Bất động sản khu công nghiệp và các doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất ở các khu vực vùng ven.
Nhóm Dệt may, thủy sản và logistic nhờ hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Bán lẻ và sản xuất thực phẩm nhờ tiêu dùng tăng trưởng và thay đổi mô hình kinh doanh trực tuyến và kết hợp.