December 27, 2023 | 15:57 GMT+7

Bắc Giang sẵn sàng để vải thiều chinh phục thị trường Trung Quốc trong năm 2024

Song Hoàng -

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang có kế hoạch sản xuất 29.700 ha vải thiều, sản lượng vải thiều 165.000 tấn; trong đó diện tích vải sớm 7.500 ha, sản lượng 55.000 tấn; vải chính vụ 22.200 ha, sản lượng 110.000 tấn...

Vải thiều Bắc Giang đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.
Vải thiều Bắc Giang đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ vải thiều mới được ban hành, UBND tỉnh Bắc Giang dự tính sẽ nâng diện tích sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.800 ha, sản lượng khoảng 115.300 tấn. Vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tiếp tục duy trì diện tích 30 ha được cấp chứng nhận. Đồng thời thực hiện cấp chứng nhận mới 15 ha, nâng tổng số lên 45 ha, sản lượng 480 tấn.

Địa phương này cũng sẽ thực hiện sản xuất và cấp chứng nhận cho mô hình sản xuất vải hữu cơ quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn. Đồng thời quản lý, khai thác tốt dữ liệu 72 mã số vùng trồng, diện tích 1.553,8 ha đã thực hiện số hóa.

Về sản xuất vải thiều phục vụ xuất khẩu, đối với thị trường Trung Quốc, Bắc Giang tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 130 mã số vùng trồng đã được Trung Quốc chấp thuận với diện tích 16.217,4 ha, sản lượng khoảng 102.700 tấn tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Sơn Động.

Đối với thị trường có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Eu..., tập trung duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích 215,9 ha, sản lượng 2.000 tấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; 18 mã số vùng trồng, diện tích 253,7ha, sản lượng 2.300 tấn xuất khẩu sang thị trường Úc; 19 mã số vùng trồng, diện tích 221,5 ha, sản lượng 1.500 tấn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan; 38 mã số vùng trồng, diện tích 312,92 ha, sản lượng 3.000 tấn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời tiếp tục mở rộng vùng trồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, New Zealand, Canada, Singapore...

Về cơ sở đóng gói, quản lý chặt chẽ 39 cơ sở đóng gói đảm bảo điều kiện phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; duy trì hoạt động 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 03 cơ sở xông hơi khử trùng ngoài tỉnh đảm bảo phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ, tổ chỉ đạo sản xuất, tổ hợp tác và các hộ nông dân thực hiện sản xuất vải về công tác quản lý sản xuất, quy trình sản xuất vải VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các quy định của thị trường nhập khẩu; ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và thuốc cấm sử dụng, hướng dẫn biện pháp phòng chống sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo, hướng dẫn và chỉ đạo phòng trừ kịp thời c ác đối tượng sâu bệnh gây hại cho vải thiều nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, cụ thể c ác đối tượng sâu bệnh gây hại như: Sâu đo, sâu róm, sâu đục quả, nhện lông nhung, rệp muội, bọ xít, bệnh sương mai, bệnh thán thư...

UBND tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ chỉ đạo thực hiện sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; khuyến cáo sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng trên vải, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc; không sử dụng thuốc chứa các hoạt chất phía thị trường: Mỹ, Úc, Nhật Bản cấm đối với vùng vải thiều xuất khẩu; giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân để có sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh gi á, giám sát tất cả các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói hiện có; cấp mã số vùng trồng mới và số hoá vùng trồng.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate