“Nước ta đông dân 13 thế giới thì cũng là đứng thứ 13 về số trẻ em suy dinh dưỡng. 30% dân số hiện nay đã từng bị suy dinh dưỡng, nghịch lý ở một quốc gia thừa lương thực, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bảo hiểm y tế phải là tấm gương phản ánh chế độ chính trị”, đại biểu Dương Trung Quốc nói tại phiên thảo luận sáng 22/5 của Quốc hội về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.
Hầu hết các đại biểu đăng ký phát biểu sáng 22/5 tại phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, đều thống nhất với nhận định: dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cần bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản để làm sao khi được ban hành sẽ bình đẳng và nhân văn hơn, phản ánh đúng chế độ Nhà nước ta.
Có 3 nội dung được các đại biểu tập trung đề cập và cho ý kiến là tính bắt buộc, xử lý kết dư quỹ và việc bổ sung đối tượng tham gia thuộc diện ngân sách nhà nước chi trả.
Về quy định bắt buộc mọi người dân phải tham gia bảo hiểm y tế, gần như tuyệt đại đa số đại biểu đều thống nhất với điều khoản này, bởi lợi ích của chính bản thân và toàn xã hội.
Đối với quy định 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, các đại biểu cũng bày tỏ không đồng thuận với dự thảo luật tăng mức ngân sách chi trả từ 80% lên 95% đối với đối tượng cận nghèo, mà không xếp vào nhóm nghèo - nhóm ngân sách chi trả 100% bảo hiểm y tế.
Theo lý giải của các đại biểu, ranh giới giữa cận nghèo và nghèo hiện nay rất mong manh, những hộ dân cận nghèo cũng có cuộc sống rất vất vả, thiếu thốn. Đối với nhiều hộ gia đình, khoản 5% mà họ phải thanh toán khi tham gia bảo hiểm y tế cũng là khoản tài chính lớn đối với nhiều hộ cận nghèo. Một số đại biểu kiến nghị bổ sung nhóm đối tượng người tàn tật, nhiễm chất độc ddioxxin...vào nhóm ngân sách chi trả 100% bảo hiểm y tế để luật thể hiện tính nhân văn hơn.
Một nội dung khác được các đại biểu tập trung thảo luận là việc xử lý kết dự quỹ bảo hiểm y tế. Nhiều đại biểu không thống nhất với quy định “quỹ dư thì các địa phương phải nộp hết về quỹ Trung ương, quỹ thiếu hụt do bội chi thì ngân sách địa phương phải bổ sung 20%”.
Một nội dung quan trọng khác không được dự luật đề cập nhưng được các đại biểu tập trung thảo luận là quy định trích quỹ cho việc phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng.
Theo các đại biểu, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi, đứng thứ 13 của thế giới, thế nhưng không hiểu sao dự luật không có quy định bảo hiểm y tế chi trả cho hoạt động khám, tư vấn dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.
Dẫn thất bại của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trước Thái Lan ngày 21/5, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), cho rằng, ngọn nguồn là do thể lực, thể trạng của người Việt quá kém. Hiện nay, đàn ông Việt chỉ cao trung bình 1,63m, trong khi các nước trong khu vực đều trên 1,7m.
“Nước ta đông dân 13 thế giới thì cũng là đứng thứ 13 về số trẻ em suy dinh dưỡng. 30% dân số hiện nay đã từng bị suy dinh dưỡng, nghịch lý ở một quốc gia thừa lương thực, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bảo hiểm y tế phải là tấm gương phản ánh chế độ chính trị”, đại biểu Quốc nói.
Còn theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), hiện quy định của dự luật đang quá cứng nhắc trong việc khống chế khám chữa bệnh trái tuyến. Theo đại biểu, Hiến pháp có quy định quyền bình đẳng của mọi người, do đó không nên hạn chế khám chữa bệnh trái tuyến.
“Nhiều người tuyến dưới phải đánh đổi mạng người vì không được chuyển lên tuyến trên. Cần chấp nhận thẻ vãng lai, trái tuyến và bổ sung, khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi”, bà An kiến nghị.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate