Tại chứng khoán BIDV (BSI), lãi từ các tài sản tài chính FVTPL trong kỳ ghi nhận 121 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi cho vay margin cũng tăng mạnh lên 107 tỷ đồng trong khi nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm còn 67 tỷ đồng. Tổng cộng doanh thu 316 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động, BSI báo lãi trước thuế 154 tỷ đồng tăng gấp 500 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, BSI lãi sau trước thuế gần 276 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.
Danh mục tự doanh, BSI đã nâng tỷ trọng đối với hầu hết các cổ phiếu trong danh mục gồm FPT, HT1, STB, IDC, MWG và các cổ phiếu này đều đang có lời. Trong danh mục cổ phiếu chưa niêm yết, Công ty đang nắm giữ cổ phiếu của CTCP Đầu tư Phan Vũ và Bưu chính Viettel - VTP. Ngoài ra, BSI cũng nắm gần 242 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ.
Chứng khoán SSI cũng ghi nhận hoạt động khởi sắc ở mảng tự doanh. Trong quý 2/2023, SSI ghi nhận doanh thu hoạt động hơn 1.574 tỷ đồng đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 25% còn 360 tỷ đồng. Doanh thu môi giới giảm 25% còn gần 336 tỷ đồng. Các nguồn thu khác như doanh thu bảo lãnh phát hành, doanh thu hoạt tư vấn cũng ghi nhận kết quả thấp hơn cùng kỳ.
Điểm sáng duy nhất của SSI chính là nghiệp vụ tự doanh. Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) quý 2/2023 đạt 692 tỷ đồng tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Lỗ tài sản tài chính FVTPL sụt giảm mạnh gần 90% về còn 32,3 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, mảng tự doanh của SSI lãi hơn 644 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.
SSI báo lãi sau thuế quý 2 hơn 525 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, Công ty đạt doanh thu hoạt động hơn 3 ngàn tỷ đồng, giảm 15% và lãi trước thuế hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, giảm 9%.
Ở danh mục cổ phiếu, SGN tiếp tục là khoản đầu tư lớn nhất của SSI với giá mua vào gần 406 tỷ đồng. Tiếp theo là VPB với giá trị mua 10 tỷ đồng, FPT 22,3 tỷ đồng; MBB 3,8 tỷ đồng. Hầu hết các cổ phiếu trên đều đang có lãi. Ngoài ra, SSI cũng sở hữu nhiều cổ phiếu cho hoạt động phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền gồm FPT, MBB, TCB, VPB. SSI còn ghi nhận đầu tư 9.000 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết, 559 tỷ đồng trái phiếu niêm yết và 15.538 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Với chứng khoán FPT (FTS), trong quý 2 công ty này cũng ghi nhận khoản lãi ngoạn mục nhờ nghiệp vụ tự doanh. Nếu như quý 2 năm ngoái FTS báo lỗ nghiệp vụ tự doanh 53 tỷ đồng thì năm nay đảo chiều báo lãi 50 tỷ đồng trong bối cảnh hầu hết các nghiệp vụ còn lại đều ghi nhận doanh thu giảm như môi giới giảm 28% còn 78 tỷ đồng, Cho vay giảm 20,7% còn 111 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí hoạt động, FTS báo lãi trước thuế 168 tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 168 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, FTS vẫn báo lãi giảm mạnh so với năm ngoái đạt 266 tỷ đồng chủ yếu do quý 1 tình hình kinh doanh vẫn kém tích cực do thị trường xấu.
Danh mục đầu tư cổ phiếu niêm yết của FTS hiện có 13,4 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN, 2 tỷ đồng cổ phiếu CIC8 chưa niêm yết, ngoài ra FTS còn mua 70 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng công thương; 846 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
Sở hữu danh mục cổ phiếu đa dạng lên tới hơn chục mã, trong quý 2 vừa qua, Chứng khoán Beta cũng ghi nhận lãi ở nghiệp vụ tự doanh tăng mạnh. Cụ thể, trong kỳ, chứng khoán Beta đã bán sạch hàng loạt cổ phiếu gồm ACB, DPM, FPT, HT1, MBB, SSI, TCB, VCI. Nhờ đó trong kỳ báo lãi từ nghiệp vụ chứng khoán 9,1 tỷ đồng so với 75 triệu đồng quý 2 năm ngoái. Danh mục hiện tại chỉ còn gồm STB, GMD, HPG, KDH, PAN, CTG.
Doanh thu nghiệp vụ môi giới và cho vay chứng khoán cũng tăng mạnh, dẫn tới tổng cộng doanh thu tăng gấp hơn 2 lần đạt 13,2 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, thuế, Beta báo lãi 7,1 tỷ đồng trong khi năm ngoái lỗ nặng 23 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, Chứng khoán Beta báo lãi 10,1 tỷ đồng trong khi năm ngoái báo lỗ 23,1 tỷ đồng.