December 06, 2021 | 14:14 GMT+7

Calls for greater support for economic recovery

Nguyễn Tuyến -

Vietnam appears to be recovering quite slowly from the pandemic, and without a sufficiently large support package will fall behind. Many economists have therefore proposed economic support packages for 2022 and 2023 totaling VND445.76 trillion ($19.5 billion), or nearly 5.5 per cent of GDP.

Banking and finance expert Mr. Can Van Luc at the Vietnam Economic Forum. Source: Quochoi.vn
Banking and finance expert Mr. Can Van Luc at the Vietnam Economic Forum. Source: Quochoi.vn

Theo nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các chuyên gia, trước những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, khác với thế giới Việt Nam đang phục hồi theo mô hình chữ U thay vì chữ V như các nước đã có các gói kích thích kinh tế lớn. Nhóm chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể lỡ nhịp nếu không kịp thời đưa ra các gói chính sách đủ lớn.

Trình bày tham luận của nhóm chuyên gia tại "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững" sáng 5/12, chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực, nhấn mạnh kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng không đồng đều. Lạm phát và giá cả gia tăng khiến nhiều quốc gia đã tính tới chuyện tăng lãi suất. Bên cạnh đó, lợi nhuận của doanh nghiệp đã và đang suy giảm. Dẫn báo cáo của Goldman Sachs, ông Lực cho hay dù biến thể Omicron không quá ghê gớm nhưng có thể khiến tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm thêm.

LỠ NHỊP NẾU KHÔNG CÓ HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT

Về tình hình trong nước, nhóm chuyên gia nhận định dù năm ngoái tăng trưởng kinh tế tốt nhưng năm 2021 đang có dấu hiệu lỡ nhịp trước những tác động nặng nề của đại dịch. Tình hình xã hội, việc làm và y tế cũng chịu tác động mạnh.

Theo đó, nhóm chuyên gia nhận định, nếu không có các gói chính sách tài khóa và tiền tệ, kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ chỉ tăng trưởng 4-4,5%. Dù có nhiều cơ hội mới về kinh tế số, thương mại điện tử nhưng phải có cơ chế chính sách thuận lợi để tận dụng các cơ hội này.

Dẫn chứng một số bài học quan trọng từ các nước trên thế giới, ông Lực cho biết đa số các nước đều coi dịch bệnh Covid-19 là bệnh đặc hữu. Cùng với đó, các nước cũng tung ra các gói hỗ trợ tương đối lớn, bình quân toàn cầu là 16,4% GDP, trong đó chủ yếu là hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ, đi kèm các chính sách khác. Trong khi đó, so với các nước thu nhập thấp, Việt Nam có điểm tương đồng khi đưa ra các gói hỗ trợ tương đương 4% GDP nhưng khá khiêm tốn so với các nước mới nổi (7,51% GDP).

“Việt Nam có vẻ đang phục hồi theo hình chữ U thay vì chữ V như thế giới. Do đó, nếu không có gói hỗ trợ đủ lớn, chúng ta sẽ bị lỡ nhịp và tụt hậu”, ông Lực nhấn mạnh. “Không có hỗ trợ đặc biệt, chúng ta sẽ lỡ nhịp và bỏ lỡ cơ hội, không thể thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã đề ra”.

Phân tích dư địa chính sách của Việt Nam, ông Lực nhấn mạnh Việt Nam dư địa mở rộng chính sách tài khóa là vẫn còn và có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ. Thu ngân sách nhà nước năm 2021 nhiều khả năng đạt 100% kế hoạch. Cùng với đó, thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công được kiểm soát tốt trong giai đoạn trước. Quy mô hỗ trợ tài khoá vẫn còn khiêm tốn (gần 3% GDP) – vẫn trong ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, các cân đối lớn và cơ cấu lại nợ công thời gian qua tạo không gian chính sách để có thể duy trì mở rộng giai đoạn 2022-2023 (chính sách “tài khóa nghịch chu kỳ”).

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững sáng 5/12 - Ảnh: Quochoi.vn
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững sáng 5/12 - Ảnh: Quochoi.vn

“Nền tài khóa của Việt Nam được quốc tế đánh giá là tương đối vững chãi và có thể tận dụng để hỗ trợ trong vài năm tới, nhưng sau đó phải kiểm soát bền vững”, ông Lực cho biết.

Về chính sách tiền tệ, ông cho biết Việt Nam vẫn còn dư địa dù ít hơn, có thể áp dụng các biện pháp gián tiếp và trực tếp để giảm lãi suất thêm khoảng 0,5-1%.

CÁC GÓI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TƯƠNG ĐƯƠNG HƠN 5% GDP

Trên cơ sở những phân tích trên, nhóm chuyên gia đưa ra một số đề xuất cho các gói hỗ trợ kinh tế thời gian tới, trong đó nhấn mạnh phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.

Bảng tổng hợp chính sách hỗ trợ theo đề xuất của nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các chuyên gia.
Bảng tổng hợp chính sách hỗ trợ theo đề xuất của nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các chuyên gia.

Về chính sách tài khóa, nhóm chuyên gia kiến nghị đưa ra hỗ trợ gồm giảm VAT, giảm phí bảo hiểm xã hội, giảm thuế bảo hiểm môi trường, giảm thuế, phí trước bạ ô tô trong nước, bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng đầu cơ cơ sở hạ tầng với tổng mức hỗ trợ thực tế là 383.200 tỷ đồng, tương đương 4,71% GDP.

 
Tổng mức hỗ trợ tiền tệ thực tế được nhóm chuyên gia đề xuất là 6.100 tỷ đồng, tương đương 0,08% GDP.
Cùng với các nhóm chính sách khác, tổng mức hỗ trợ thực tế của các gói chính sách được đề xuất là 445.760 tỷ đồng, tương đương 5,48% GDP.

Về chính sách tiền tệ, tiếp tục thực hiện Thông tư 14 (hệ thống tổ chức tín dụng sẽ giảm thu nhập khoảng 30 nghìn tỷ đồng đến tháng 6/2022) và có thể gia hạn nếu cần. Cùng với đó, sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp) để hỗ trợ các tổ chức tín dụng duy trì lãi suất ở mức thấp, phấn đấu giảm thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân trong năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023. Cho vay tái cấp vốn các tổ chức tín dụng để cho vay nhà ở (nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ…); nghiên cứu giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022-2023; tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng…

Tổng mức hỗ trợ tiền tệ thực tế được nhóm chuyên gia đề xuất là 6.100 tỷ đồng, tương đương 0,08% GDP.

Cùng với các nhóm chính sách khác, tổng mức hỗ trợ thực tế của các gói chính sách được đề xuất là 445.760 tỷ đồng, tương đương 5,48% GDP.

Về thời gian áp dụng, nhóm chuyên gia đề xuất áp dụng trong 2 năm 2022 và 2023, nhưng có thể kéo dài hơn với một số dự án hạ tầng trọng điểm (5-7 năm).

Các lĩnh vực được hỗ trợ phải là lĩnh vực có khả năng đáp ứng tín dụng, có khả năng phục hồi; hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chưa thể bố trí nguồn thay thế; thuộc những lĩnh vực, dự án ưu tiên phát triển hướng đến bao trùm, bền vững (như y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cơ sở hạ tầng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). Bên cạnh đó, hỗ trợ cũng cần tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng: liên kết vùng, trọng điểm, có tính lan tỏa; trong danh mục đầu tư công và đã chuẩn bị xong thủ tục đầu tư; dự án dở dang, thiếu vốn tạm thời cần bổ sung…

Nhóm chuyên gia kiến nghị chia làm 3 giai đoạn hỗ trợ.

Thứ nhất là từ nay đến hết quý 2/2022, chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn.

Thứ hai là từ quý 3/2022 đến hết quý 3/2023, tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và tăng tốc.

Và cuối cùng là từ quý 4/2023, kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate