May 25, 2023 | 08:17 GMT+7

Cảnh báo rủi ro từ mô hình “sở hữu kỳ nghỉ”

Vân Nguyễn -

Thời gian qua thị trường chứng kiến không ít phản ánh về việc khách hàng từng tham gia vào hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ không được hưởng đúng quyền lợi như bên cung cấp dịch vụ đã cam kết hoặc quảng cáo. Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương vừa lên tiếng cảnh báo rủi to từ mô hình này...

Người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ thông tin tước khi tham gia mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” - Ảnh minh họa
Người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ thông tin tước khi tham gia mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” - Ảnh minh họa

Mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” (timeshare) đã có mặt từ vài năm nay và là khái niệm không còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Mô hình nghỉ dưỡng này đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, thậm chí từng được nhắc đến như một giải pháp kích cầu du lịch trong giai đoạn hậu Covid-19.

TRÁNH “TIN MT, TT MANG”

Bên cạnh các lợi ích được kỳ vọng sẽ mang đến cho người tiêu dùng, thời gian không ít khách hàng đã phản ánh về việc khách hàng từng tham gia vào hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ không được hưởng đúng quyền lợi như bên cung cấp dịch vụ đã cam kết hoặc quảng cáo.

Phản ánh thực tế của nhiều khách hàng cho thấy, một số dự án đang biến tướng thành mô hình "sở hữu kỳ nghỉ" thành hút tiền đa cấp. Người mua kỳ nghỉ dưỡng không có quyền chuyển nhượng cũng không có quyền linh hoạt sử dụng. Nếu như bản chất của timeshare là mang đến cho người tiêu dùng những kỳ nghỉ đúng nghĩa thì một số chủ đầu tư lại chỉ tập trung vào tâm lý đầu tư lướt sóng đầy rủi ro. Chất lượng dịch vụ của loại hình này cũng không đáp ứng được cam kết.

Cụ thể, nhiều khách hàng gặp phải trường hợp dù họ đã thanh toán nhiều đợt cho phía doanh nghiệp với trị giá lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng họ vẫn chưa được sử dụng dịch vụ kỳ nghỉ như doanh nghiệp cam kết. Khi cảm thấy không hài lòng hay thậm chí cảm thấy là mình đã bị lừa, khách hàng muốn chấm dứt hợp đồng và hoàn trả lại tiền thì thường bị doanh nghiệp gây khó dễ và tìm cách trì hoãn.

Chiêu trò của những doanh nghiệp này thường là tổ chức nhiều cuộc hội thảo hoành tráng, đưa ra những lời chào mời cực kỳ hấp dẫn như: đi du lịch châu Âu miễn phí 1 tuần, đi xuyên Việt, được ở những khách sạn hạng sang trọn đời. Sau đó, khách hàng sẽ được mời vào phòng riêng để tư vấn. Đối với những khách hàng còn tỏ ra do dự thì sẽ có lãnh đạo cấp cao hơn tư vấn để tạo niềm tin.

Ngay khi tư vấn thành công, họ đưa hợp đồng cho khách hàng ký trong khoảng thời gian rất chóng vánh. Nhiều người vì thế đã không đọc kỹ những điều khoản có trong hợp đồng. Trong một số trường hợp nhân viên giới thiệu sản phẩm sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng...

Để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công thương đã cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng hơn với các thông báo về nội dung sở hữu kỳ nghỉ. “Để cung cấp "sở hữu kỳ nghỉ" bên bán có thể sở hữu hoặc không sở hữu khu nghỉ dưỡng, khách sạn. Ngay cả trường hợp bên bán sở hữu khu nghỉ dưỡng, khách sạn không đồng nghĩa với bên mua kỳ nghỉ có quyền sở hữu bất động sản. Hợp đồng “sở hữu kỳ nghỉ” là hợp đồng dịch vụ chứ không phải là hợp đồng mua bán bất động sản”, thông báo lưu ý.

Đối với loại hình bên bán đầu tư xây dựng dự án nghỉ dưỡng để cung cấp dịch vụ lưu trú, việc đi nghỉ trên thực tế chỉ diễn ra khi bên bán hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động chính thức. Điều này có nghĩa là tại thời điểm ký kết hợp đồng, có thể các căn hộ, khách sạn... để nghỉ còn chưa hình thành.

Đối với loại hình bên bán sản phẩm không có dự án, khách sạn..., việc cung cấp sản phẩm tới tay bên mua phụ thuộc vào hợp đồng sử dụng các khách sạn hay hệ thống khách sạn của bên thứ ba do bên bán ký kết/hợp tác. Tức là, việc thực hiện hợp đồng trong tương lai có thể bị đứt gãy nếu bên phân phối sản phẩm gặp trục trặc từ phía đối tác hoặc thậm chí là rút lui, biến mất.

Cùng với đó, hầu như tất cả các hợp đồng mua - bán sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng dài hạn và khách hàng đều phải trả số tiền lớn từ trước. Do đó, người tham gia cần phân tích, đánh giá rõ về rủi ro hoặc tỷ suất sử dụng dịch vụ trên thực tế.

LƯU Ý TRƯỚC KHI THAM GIA HP ĐNG

Hiện nay, bên cạnh rủi ro đến từ những yếu tố bên ngoài, như việc bên bán không thực hiện đúng hợp đồng cam kết, nhiều phản ánh hiện nay thể hiện việc sản phẩm trên thực tế không như các thông tin quảng cáo. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ không đúng như người mua “trông đợi”, các giao dịch bằng hợp đồng soạn sẵn còn tồn tại rủi ro từ các điều khoản bảo vệ lợi ích đơn phương cho bên cung cấp dịch vụ.

“Vì vậy, người mua sản phẩm cần nhận thức rõ các rủi ro này để cân nhắc trước khi quyết định ký hợp đồng”, Ủy bạn Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị. 

Để tránh tình huống bất lợi không mong muốn xảy ra đối với người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo người tiêu dùng trước khi tham gia vào các hợp đồng “sở hữu kỳ nghỉ” cần tìm hiểu thông tin về loại hình sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu tại sự kiện cũng như bên cung cấp thông qua phương tiện truyền thông hoặc qua bạn bè, người thân đã tham gia sự kiện hoặc sử dụng sản phẩm. Từ đó, xác định trước những vấn đề cần quan tâm về lợi ích và rủi ro để chủ động yêu cầu được giải đáp thêm. 

Trước khi quyết định, cần yêu cầu cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng và nghiên cứu kỹ, đặc biệt ở những vấn đề sau: xác định rõ nhu cầu của bản thân, gia đình trong một thời gian dài; so sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc “cam kết miệng” của doanh nghiệp với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng.

“Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung”, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia nhấn mạnh.

Cụ thể, người tiêu dùng cần lưu ý các vấn đề quan trọng như mô tả dịch vụ được cung cấp, các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, của doanh nghiệp; điều khoản về giá trị hợp đồng và các loại chi phí; điều khoản về chấm dứt hợp đồng; điều khoản về xử lý vi phạm;…

Theo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, người tiêu dùng cần xác định rõ toàn bộ các chi phí phải đóng trong thời hạn hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài và bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện như phí duy trì/ phí thường niên/ phí quản lý/ phí vận hành/ phí thực hiện quyền trao đổi các địa điểm nghỉ dưỡng...Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng (không có trong thông tin quảng cáo, chào bán) và có thể không được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ.

Đối với các điều kiện, hạn chế đối với bên mua trong việc hưởng, chuyển nhượng quyền nghỉ dưỡng như: thời điểm bắt đầu được thực hiện quyền nghỉ dưỡng, dịch vụ này có được chuyển nhượng cho người khác không, nếu có thì sau khi ký hợp đồng hay sử dụng dịch vụ bao nhiêu lâu, có đi kèm điều kiện gì không.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần đặc biệt quan tâm đến các điều khoản bất lợi trong hợp đồng như: hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua; không cho người tiêu dùng hủy ngang hợp đồng; chế tài xử lý vi phạm không công bằng giữa hai bên; các trường hợp bên cung cấp dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm ví dụ như không được cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng (đối với loại hình có dự án/khách sạn) hoặc bên thứ ba không tiếp tục hợp tác (đối với loại hình không có dự án/khách sạn)...

 

Năm 2022, y ban Cnh tranh Quc gia đã thanh tra vic chp hành pháp lut bo v quyn lợi người tiêu dùng đối vi Công ty TNHH Khu du lch Vịnh Thiên Đường, sau đó doanh nghiệp này bị xử pht vi phạm vì: (1) cung cp thông tin không đy đủ, không chính xác cho người tiêu dùng và (2) s dng hp đng theo mu, điu kin giao dch chung có c ch nhỏ hơn quy định. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate