Ngày 30/9, các nhà chức trách châu Âu tiếp tục có những hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp đại lục này.
Với việc Chính phủ Pháp và Bỉ giải cứu thêm một ngân hàng lớn của châu lục là Dexia, số lượng ngân hàng lớn của châu Âu được chính phủ can thiệp trong vòng hai ngày 29 và 30/10 đã lên tới con số 4.
Trước Dexia, các ngân hàng được giải cứu là Fortis của Bỉ và Hà Lan, Bradford & Bingley của Anh, và Hypo Real Estate của Đức.
Toàn châu Âu hành động
Ở Ireland, chính quyền do hết sức lo ngại trước việc thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục hôm 29/10 và những tin đồn về việc các khách hàng gửi tiết kiệm ồ ạt rút tiền khỏi nhà băng, hôm qua đã công bố một chương trình đảm bảo dành cho tất cả các khách hàng gửi tiết kiệm và chủ nợ của 6 ngân hàng ở nước này. Trước đó, khách hàng gửi tiền ở Ireland đã được bảo hiểm tới 100.000 Euro cho mỗi tài khoản, tăng so với mức trước nữa là 20.000 Euro.
Quyết định bảo đảm tiền gửi mới khiến Chính phủ Ireland gánh thêm khoản nợ 400 tỷ USD, nhiều gấp hai lần sản lượng kinh tế hàng năm của nước này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland, ông Brian Lenihan cho biết, quyết định về chương trình bảo đảm tiền gửi của nước này xuất phát từ vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ hai tuần trước đây. Ông cho rằng, các nhà chức trách Mỹ đã sai lầm khi để Lehman sụp đổ vì vụ phá sản này có những hậu quả rất nghiêm trọng tới hệ thống tài chính thế giới. Ông cũng thúc giục các quốc gia EU khác cân nhắc áp dụng giải pháp của Ireland.
Về phần mình,Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm qua đã bơm một số tiền lớn bất thường vào thị trường để đảm bảo tính thanh khoản. ECB không có thẩm quyền tái cấp vốn cho các tổ chức tài chính “gặp hạn” mà chỉ cung cấp thanh khoản nếu tổ chức đó có tài sản thế chấp.
Trong đợt bơm vốn định kỳ hàng tuần hôm qua, ECB đã nâng mức tiền bơm vào thị trường lên 190 tỷ Euro. Vào buổi sáng, ECB đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để giải tỏa cơn khát USD cho thị trường. Tới buổi chiều, quy trình này được lặp lại do nhu cầu USD là quá lớn.
Cùng với đó, trong ngày hôm qua, các ngân hàng ở châu Âu cũng đưa lượng tiền gửi lớn chưa từng có vào ECB, bất chấp mức lãi suất thấp hơn ở những nơi khác, vì họ tin ECB sẽ không bao giờ gặp sự cố.
Tại Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Alistair Darling cam kết sẽ vạch ra các kế hoạch giải quyết khủng hoảng của Chính phủ trong một bài phát biểu tuần tới. Trong một động thái hiếm gặp khác, thủ lĩnh đảng Bảo thủ David Cameron cũng tuyên bố sẽ hợp tác với đảng Lao động cầm quyền trong việc giải quyết khủng hoảng.
Tại Pháp, Tổng thống Nicholas Sarkozy có cuộc gặp với các lãnh đạo ngân hàng nước này tại điện Elysee trong buổi sáng ngày thứ Ba. Ông Sarkozy đang nỗ lực tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh quy mô nhỏ với sự tham dự của các nhà lãnh đạo châu Âu sớm nhất là vào thứ Sáu tuần này để bàn về vấn đề khủng hoảng.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Luxembourg Jean-Claude Juncker cũng sẽ tham dự cuộc họp trên với vai trò Chủ tịch nhóm các bộ trưởng bộ tài chính của khu vực sử dụng đồng Euro cũng sẽ tham dự cuộc họp này.
Nỗi lo sợ lớn nhất
Ông Juncker cho biết, 27 quốc gia EU cần hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết khủng hoảng, nhưng việc vạch ra một chiến lược chung vẫn còn là điều chưa có gì là chắc chắn. “Chúng tôi nhất trí rằng việc áp dụng biện pháp giải quyết không được dự tính trước mỗi khi khủng hoảng xảy ra ở một tổ chức tài chính nào đó không phải là một cách giải quyết có hệ thống”, ông nói.
Tuy nhiên, một quan chức cao cấp của Pháp cho biết, châu Âu sẽ không đi tới một chiến lược “là phiên bản châu Âu của kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Paulson đề xuất”. Đó là do các chính phủ châu Âu không có mức độ tự do tài khóa cao để vay mượn đủ tiền cho một kế hoạch tương tự, đồng thời các nước này cũng không có chung bộ tài chính. Thay vào đó, một trong những biện pháp đang được bàn thảo là đình chỉ các quy tắc chống độc quyền ngặt nghèo của EU trong trường hợp phải quốc hữu hóa khẩn cấp một tổ chức tài chính nào đó.
Những nỗ lực trên của các nhà chức trách châu Âu diễn ra sau khi cả thế giới sửng sốt trước việc Hạ viện Mỹ từ chối thông qua kế hoạch 700 tỷ USD giải cứu ngành tài chính. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, bà hy vọng kế hoạch nói trên sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong tuần này, đồng thời khẳng định đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra niềm tin mới cho thị trường - yếu tố rất quan trọng vào lúc này.
Nỗi lo sợ lớn nhất của châu Âu lúc này là một trong những ngân hàng đa quốc gia hàng đầu của châu lục có thể gặp nạn. Phần lớn các nhà phân tích cho rằng, khả năng này khó xảy ra. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng, giải pháp quốc hữu hóa một phần ngân hàng Fortis của chính phủ ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, hay vụ chính phủ Pháp và Bỉ bơm vốn cho ngân hàng Dexia khó có thể được áp dụng lại đối với một ngân hàng có quy mô lớn hơn.
“Trong trường hợp ngân hàng Deutsche Bank lâm nạn, Chính phủ Đức có thể giải cứu Deutsche Bank ở Đức, Chính phủ Anh cứu Deutsche bank ở Anh hay không?”, ông Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu ở Brussels đặt câu hỏi.
Theo lịch, thứ Tư này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các đề xuất về quy chế chặt chẽ hơn đối với các hãng xếp hạng tín nhiệm và vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp dài hạn.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc các nhà hoạch định chính sách châu Âu trung thành với giải pháp xử lý từng vụ ngân hàng gặp sự cố một sẽ không thể bao quát được toàn bộ tình hình. Ngân hàng Royal Bank of Scotland, một ngân hàng có mức vốn lớn và lĩnh vực kinh doanh bán lẻ đa dạng, hôm qua cũng lo ngại trước việc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của ngân hàng này. Giới đầu tư có lý do để hoảng sợ vì Royal Bank từng tham gia một liên minh với Ngân hàng Fortis ở thời điểm cách đây 14 tháng.
“Chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Thậm chí cả khi nhiều ngân hàng châu Âu có hoạt động đa dạng hơn một số ngân hàng gặp nạn ở Mỹ, trong ngành ngân hàng, mọi cái đều có liên quan tới nhau”, một quan chức giấu tên của Pháp nhận định.
(Theo IHT)
Với việc Chính phủ Pháp và Bỉ giải cứu thêm một ngân hàng lớn của châu lục là Dexia, số lượng ngân hàng lớn của châu Âu được chính phủ can thiệp trong vòng hai ngày 29 và 30/10 đã lên tới con số 4.
Trước Dexia, các ngân hàng được giải cứu là Fortis của Bỉ và Hà Lan, Bradford & Bingley của Anh, và Hypo Real Estate của Đức.
Toàn châu Âu hành động
Ở Ireland, chính quyền do hết sức lo ngại trước việc thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục hôm 29/10 và những tin đồn về việc các khách hàng gửi tiết kiệm ồ ạt rút tiền khỏi nhà băng, hôm qua đã công bố một chương trình đảm bảo dành cho tất cả các khách hàng gửi tiết kiệm và chủ nợ của 6 ngân hàng ở nước này. Trước đó, khách hàng gửi tiền ở Ireland đã được bảo hiểm tới 100.000 Euro cho mỗi tài khoản, tăng so với mức trước nữa là 20.000 Euro.
Quyết định bảo đảm tiền gửi mới khiến Chính phủ Ireland gánh thêm khoản nợ 400 tỷ USD, nhiều gấp hai lần sản lượng kinh tế hàng năm của nước này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland, ông Brian Lenihan cho biết, quyết định về chương trình bảo đảm tiền gửi của nước này xuất phát từ vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ hai tuần trước đây. Ông cho rằng, các nhà chức trách Mỹ đã sai lầm khi để Lehman sụp đổ vì vụ phá sản này có những hậu quả rất nghiêm trọng tới hệ thống tài chính thế giới. Ông cũng thúc giục các quốc gia EU khác cân nhắc áp dụng giải pháp của Ireland.
Về phần mình,Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm qua đã bơm một số tiền lớn bất thường vào thị trường để đảm bảo tính thanh khoản. ECB không có thẩm quyền tái cấp vốn cho các tổ chức tài chính “gặp hạn” mà chỉ cung cấp thanh khoản nếu tổ chức đó có tài sản thế chấp.
Trong đợt bơm vốn định kỳ hàng tuần hôm qua, ECB đã nâng mức tiền bơm vào thị trường lên 190 tỷ Euro. Vào buổi sáng, ECB đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để giải tỏa cơn khát USD cho thị trường. Tới buổi chiều, quy trình này được lặp lại do nhu cầu USD là quá lớn.
Cùng với đó, trong ngày hôm qua, các ngân hàng ở châu Âu cũng đưa lượng tiền gửi lớn chưa từng có vào ECB, bất chấp mức lãi suất thấp hơn ở những nơi khác, vì họ tin ECB sẽ không bao giờ gặp sự cố.
Tại Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Alistair Darling cam kết sẽ vạch ra các kế hoạch giải quyết khủng hoảng của Chính phủ trong một bài phát biểu tuần tới. Trong một động thái hiếm gặp khác, thủ lĩnh đảng Bảo thủ David Cameron cũng tuyên bố sẽ hợp tác với đảng Lao động cầm quyền trong việc giải quyết khủng hoảng.
Tại Pháp, Tổng thống Nicholas Sarkozy có cuộc gặp với các lãnh đạo ngân hàng nước này tại điện Elysee trong buổi sáng ngày thứ Ba. Ông Sarkozy đang nỗ lực tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh quy mô nhỏ với sự tham dự của các nhà lãnh đạo châu Âu sớm nhất là vào thứ Sáu tuần này để bàn về vấn đề khủng hoảng.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Luxembourg Jean-Claude Juncker cũng sẽ tham dự cuộc họp trên với vai trò Chủ tịch nhóm các bộ trưởng bộ tài chính của khu vực sử dụng đồng Euro cũng sẽ tham dự cuộc họp này.
Nỗi lo sợ lớn nhất
Ông Juncker cho biết, 27 quốc gia EU cần hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết khủng hoảng, nhưng việc vạch ra một chiến lược chung vẫn còn là điều chưa có gì là chắc chắn. “Chúng tôi nhất trí rằng việc áp dụng biện pháp giải quyết không được dự tính trước mỗi khi khủng hoảng xảy ra ở một tổ chức tài chính nào đó không phải là một cách giải quyết có hệ thống”, ông nói.
Tuy nhiên, một quan chức cao cấp của Pháp cho biết, châu Âu sẽ không đi tới một chiến lược “là phiên bản châu Âu của kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Paulson đề xuất”. Đó là do các chính phủ châu Âu không có mức độ tự do tài khóa cao để vay mượn đủ tiền cho một kế hoạch tương tự, đồng thời các nước này cũng không có chung bộ tài chính. Thay vào đó, một trong những biện pháp đang được bàn thảo là đình chỉ các quy tắc chống độc quyền ngặt nghèo của EU trong trường hợp phải quốc hữu hóa khẩn cấp một tổ chức tài chính nào đó.
Những nỗ lực trên của các nhà chức trách châu Âu diễn ra sau khi cả thế giới sửng sốt trước việc Hạ viện Mỹ từ chối thông qua kế hoạch 700 tỷ USD giải cứu ngành tài chính. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, bà hy vọng kế hoạch nói trên sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong tuần này, đồng thời khẳng định đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra niềm tin mới cho thị trường - yếu tố rất quan trọng vào lúc này.
Nỗi lo sợ lớn nhất của châu Âu lúc này là một trong những ngân hàng đa quốc gia hàng đầu của châu lục có thể gặp nạn. Phần lớn các nhà phân tích cho rằng, khả năng này khó xảy ra. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng, giải pháp quốc hữu hóa một phần ngân hàng Fortis của chính phủ ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, hay vụ chính phủ Pháp và Bỉ bơm vốn cho ngân hàng Dexia khó có thể được áp dụng lại đối với một ngân hàng có quy mô lớn hơn.
“Trong trường hợp ngân hàng Deutsche Bank lâm nạn, Chính phủ Đức có thể giải cứu Deutsche Bank ở Đức, Chính phủ Anh cứu Deutsche bank ở Anh hay không?”, ông Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu ở Brussels đặt câu hỏi.
Theo lịch, thứ Tư này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các đề xuất về quy chế chặt chẽ hơn đối với các hãng xếp hạng tín nhiệm và vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp dài hạn.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc các nhà hoạch định chính sách châu Âu trung thành với giải pháp xử lý từng vụ ngân hàng gặp sự cố một sẽ không thể bao quát được toàn bộ tình hình. Ngân hàng Royal Bank of Scotland, một ngân hàng có mức vốn lớn và lĩnh vực kinh doanh bán lẻ đa dạng, hôm qua cũng lo ngại trước việc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của ngân hàng này. Giới đầu tư có lý do để hoảng sợ vì Royal Bank từng tham gia một liên minh với Ngân hàng Fortis ở thời điểm cách đây 14 tháng.
“Chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Thậm chí cả khi nhiều ngân hàng châu Âu có hoạt động đa dạng hơn một số ngân hàng gặp nạn ở Mỹ, trong ngành ngân hàng, mọi cái đều có liên quan tới nhau”, một quan chức giấu tên của Pháp nhận định.
(Theo IHT)